Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Mùa' máy lạnh bội thu

Trong bối cảnh thời tiết nóng bức, các doanh nghiệp niêm yết, từ nhóm sản xuất, chế tạo cho đến phân phối, bán lẻ, đều ghi nhận doanh thu tăng vọt nhờ mặt hàng máy lạnh.

Nhiều doanh nghiệp thu lãi lớn nhờ máy lạnh. Ảnh: Freepik.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, CTCP Tập đoàn Nagakawa (HNX: NAG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.068 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2023. Không chỉ là mức doanh thu hàng quý cao kỷ lục, đây cũng là lần đầu tiên hãng máy lạnh này chứng kiến doanh thu chạm mốc nghìn tỷ.

Tuy nhiên, lợi nhuận gộp lại quay đầu giảm 6% xuống hơn 111 tỷ đồng, do giá vốn hàng bán tăng cao khiến biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 18,2% còn 10,4%.

Nhà sản xuất báo doanh thu 'khủng'

Kỳ vừa rồi, quy mô sử dụng vay, nợ thuê tài chính của Nakagawa biến động nhẹ lên 988 tỷ đồng. Song, việc mặt bằng lãi vay hạ nhiệt đã giúp chi phí tài chính của Nagakawa giảm 12% xuống gần 22 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ các loại chi phí và thuế, nhà sản xuất máy lạnh báo lãi ròng gần 12 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ.

Theo lý giải từ ban lãnh đạo, mùa kinh doanh máy lạnh bội thu vừa rồi đã giúp kết quả của Nakagawa khởi sắc. Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa các loại chi phí cũng giúp lợi nhuận của công ty tăng vọt.

DOANH THU NAGAKAWA LẦN ĐẦU CHẠM MỐC NGHÌN TỶ
KQKD của Nagakawa; Nguồn: BCTC DN.
NhãnQuý I/2023IIIIIIVQuý I/2024II
Doanh thu thuần tỷ đồng 5336523985056761068
Lợi nhuận sau thuế
1010511312

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Nakagawa tăng 50% lên 1.744 tỷ đồng, trong khi lãi sau thuế tăng 27% lên gần 25 tỷ đồng.

Năm nay, Nagakawa đặt kế hoạch doanh thu 2.500 tỷ đồng, ưu tiên tăng trưởng thị phần và doanh số bán hàng bằng chiến lược mở rộng kênh phân phối, phủ sóng sản phẩm tới hàng chục nghìn đại lý, điểm bán và các hệ thống siêu thị điện máy lớn toàn quốc như Điện Máy Xanh, HC, Pico, Big C, Winmart...

Như vậy, sau nửa đầu năm, hãng máy lạnh đã hoàn thành gần 70% mục tiêu doanh thu đề ra.

Nagakawa tiền thân là Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam, thành lập năm 2002. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện lạnh và thiết bị nhà bếp. Doanh nghiệp này hiện có gần 10.000 điểm bán trên cả nước.

Trong khi đó, CTCP Cơ Điện Lạnh - REE Corp (HoSE: REE) cũng chứng kiến doanh thu thuần quý II đạt 2.181 tỷ đồng, mức cao nhất hơn 1 năm qua. Trong đó, mảng cơ điện lạnh đem về cho chủ hãng máy lạnh Reetech gần 935 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và chiếm 48% tỷ trọng doanh thu.

Cơ điện lạnh cũng là nguồn thu chính của REE trong quý II khi mảng hạ tầng điện, nước thu hẹp gần 20%.

MẢNG CƠ ĐIỆN LẠNH GIÚP DOANH THU REE CORP CHẠM ĐỈNH 1 NĂM
KQKD của REE Corp; Nguồn: BCTC DN.
NhãnQuý I/2023IIIIIIVQuý I/2024II
Doanh thu thuần tỷ đồng 236921741962206518372181
Lợi nhuận sau thuế
1055624465643549404

Nguồn doanh thu chủ lực của chuỗi bán lẻ

Trong bối cảnh thị trường bán lẻ phục hồi, người tiêu dùng bạo chi trở lại, mặt hàng máy lạnh cũng đã trở thành động lực tăng trưởng doanh thu cho nhiều hệ thống phân phối.

Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh đầu quý II của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) đã cho thấy doanh thu mảng ICT, điện máy tăng 25% so với tháng liền trước lên hơn 8.000 tỷ đồng. Động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng đến từ sản phẩm máy lạnh và thiết bị làm mát do nhu cầu cao trong mùa nắng nóng.

Ngoài yếu tố thời tiết, ban lãnh đạo Thế Giới Di Động cho biết công ty còn hưởng lợi lớn nhờ chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa và danh mục sản phẩm làm mát. Đồng thời, việc chủ động về nhân lực giao hàng, lắp đặt lẫn các chương trình khuyến mãi cũng phát huy tác dụng.

Cuối tháng 4, CEO Đoàn Văn Hiểu Em tiết lộ chuỗi Điện Máy Xanh đã bán hơn 40.000 bộ máy lạnh và gần 25.000 quạt điều hoà chỉ trong vòng 3 ngày cận lễ 30/4-1/5.

Thời điểm đó, các chuyên gia từ Chứng khoán SSI nhận định doanh số bán máy lạnh tại hệ thống này dự kiến tiếp tục tăng vào quý II khi thời tiết nắng nóng còn kéo dài.

Đối với quý I, doanh thu sản phẩm máy lạnh tại Điện Máy Xanh đã tăng trưởng đến 50%, trong khi lượng khách đến mua sắm mặt hàng này cũng tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối thủ của Thế Giới Di Động là CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT - FPT Retail (HoSE: FRT) cũng tranh thủ bổ sung mặt hàng máy lạnh ngay đầu quý II. Đại diện FPT Shop cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các thương hiệu như Samsung, Xiaomi, Daikin và Casper để giúp khách hàng có nhiều lựa chọn, đồng thời cung cấp thêm các giải pháp tài chính.

Mới đây, FPT Retail còn khai trương 10 cửa hàng điện máy tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đánh dấu sự trở lại đầu tư vào lĩnh vực điện máy, gia dụng. Chuỗi cũng có kế hoạch nâng tổng số cửa hàng điện máy lên 50 điểm trong năm nay.

Thế Giới Di Động đột phá doanh thu nhờ máy lạnh, quạt điều hòa

Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài chứng kiến doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ nguồn thu từ các sản phẩm máy lạnh, thiết bị làm mát trong mùa nắng nóng.

Chuỗi FPT Shop lấn sân sang bán máy lạnh

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, chuỗi FPT Shop tuyên bố mở rộng kinh doanh máy lạnh tại hàng trăm cửa hàng thuộc hệ thống kể từ đầu tháng 4.

Chuỗi FPT Shop muốn mở 50 cửa hàng điện máy trong năm nay

Chuỗi FPT Shop vừa khai trương 10 cửa hàng điện máy và đặt mục tiêu mở 50 cửa hàng trong năm nay, đồng thời kỳ vọng nâng tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu lên 10%.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm