Đây là chia sẻ của ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia ngày 31/10.
- Xin ông cho biết những nhận định của Trung tâm về mùa đông năm nay?
- Nhiều khả năng năm nay khối không khí lạnh sẽ hoạt động sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên ở đồng bằng Bắc Bộ sẽ xảy ra trong nửa đầu tháng 12/2014 thay vì cuối tháng 12, tức là sớm hơn so với trung bình các năm.
Dù rét đậm, rét hại được dự báo là sớm hơn nhưng mùa đông năm nay sẽ ấm hơn so với những năm trước.
- Khả năng băng tuyết xuất hiện ở các vùng núi cao được đánh giá thế nào?
- Chắc chắn Sa Pa vẫn có vài đợt tuyết và sương muối, giờ có đường cao tốc các bạn lên xem vẫn kịp.
- Ông dự báo gì về số lượng những cơn bão cuối mùa?
- Bão năm nay ít hơn so với năm ngoái và ít hơn so với mức trung bình các năm. Chúng tôi dự báo chỉ còn khoảng 1-2 cơn vào dịp cuối tháng 11 và đầu tháng 12.
Tình hình bão ít hơn như vậy sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Cụ thể, lượng mưa thiếu hụt khoảng 40% các tỉnh miền Trung là do bão lũ mang lại. Mưa ít kéo theo tích nước ít. Chúng ta cũng phải đối diện với nguy cơ hạn hán xâm nhập mặn gay gắt trong mùa khô 2015.
- Trong vòng 2 năm chúng ta có 2 cơn bão là Hải Yến và Rammasun, không chỉ là siêu bão mà còn có hướng di chuyển cực đoan, bất thường. Ông có cảnh báo gì về độ nguy hiểm của các cơn bão sắp tới có thể đổ bộ vào Việt Nam?
- Đúng vậy, chỉ trong vòng 2 năm chúng ta có sự xuất hiện của hai siêu bão với hướng đi bất thường. Chúng tôi nhận định nguy cơ tiếp tục xuất hiện siêu bão ở Biển Đông là rất lớn và cần tiếp tục theo dõ chặt chẽ để ứng phó.
Ví dụ như cơn bão Rammasun, Trung Quốc họ đánh giá đây là siêu bão 50 năm mới xuất hiện. Rất may, cơn bão di chuyển lên phía biên giới Việt - Trung chứ vào Quảng Ninh thì rất nguy hiểm.
Để phán đoán về các cơn bão sắp tới là rất khó. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận biến đổi khí hậu cho thấy số lượng các cơn bão hiện nay không tăng nhưng những cơn bão có cường độ mạnh, siêu bão biểu hiện rất rõ.
Về tính bất thường, chúng ta cũng nhìn thấy, thứ nhất mùa của bão đang kéo dài, trước đây bão chỉ tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 nhưng giờ tháng giêng, tháng 2 thậm chí tháng 12 cũng có bão. Thứ hai, vị trí của bão ảnh hưởng có khuynh hướng thiên về phía Nam. Những nơi trước đây không bao giờ có bão như Nam Bộ giờ thấy thường xuyên hơn.
Ví dụ, năm 1997 cơn bão Linda tại Nam Bộ đã gây hậu quả nghiêm trọng hơn 3.000 người chết và mất tích. Năm 2006 có cơn bão Durian cũng vào đây. Trong khi đây là những vùng vốn phải 20 năm mới có một cơn bão xuất hiện.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp mới đây với Ủy ban Phòng chống lụt bão đã yêu cầu phải có các phương án chống siêu bão trước tháng 6 năm sau. Trung tâm cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi sát sao vấn đề này.
Bão cấp 8 đang tiến vào Biển Đông
2
Cơn bão Kalmaegi với sức gió mạnh cấp 8 (60-80 km/h), giật cấp 9 đang hoạt động gần Biển Đông. Dự kiến, bão sẽ tiếp tục mạnh thêm lên tới cấp 10 trong khoảng 2 ngày tới.
8 người chết, gần 6.000 căn nhà bị ngập do bão Thần Sấm
1
Tính đến sáng nay 21/7, cơn bão số 2 (bão Rammasun) đã làm ít nhất 8 người thiệt mạng, 2 người bị lũ cuốn trôi mất tích.
'Sẽ có nhiều cơn bão phức tạp, không theo quy luật'
“Siêu bão” Thần Sấm (Rammasun) không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam. Nhưng năm nay sẽ còn 4-5 cơn bão nữa đổ bộ vào đất liền, trong đó tiềm ẩn nhiều cơn bão có đường đi phức tạp.