Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một phần Mặt Trời bị vỡ, tạo ra cơn lốc xoáy plasma chưa từng thấy

Vật chất từ một dải plasma đã vỡ ra và phun trào ở cực Bắc của Mặt Trời, tạo ra một cơn lốc xoáy lớn chưa từng có tiền lệ.

Đoạn phim về cơn lốc từ Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA. Ảnh: Tamitha Skov.

Theo tờ The Independent đưa tin hôm 10/2, một dải plasma hình vòng cung khổng lồ đã bắn lên từ bề mặt Mặt Trời, sau đó vỡ ra trong khí quyển và rơi xuống, bay vòng quanh cực bắc của ngôi sao với tốc độ hàng nghìn km/phút, rồi biến mất.

Toàn bộ cảnh tượng kéo dài khoảng 8 giờ đã được ghi lại bởi Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA. Các nhà khoa học đang nói rằng họ chưa nhìn thấy bất cứ hiện tượng nào giống như vậy trước đây.

Bà Tamitha Skov, nhà vật lý thời tiết không gian từ tổ chức nghiên cứu Aerospace Corporation ở California đã chia sẻ phát hiện này trên mạng xã hội Twitter vào tuần trước. Bà cho biết mình rất phấn khích, dù vẫn chưa có lời giải thích về hiện tượng này.

"Một phần Mặt Trời vừa tách khỏi bề mặt và đang lưu thông trong một cơn lốc xoáy cực lớn quanh cực Bắc của ngôi sao", bà viết.

Theo những gì các nhà khoa học có thể giải thích, hiện tượng này bắt đầu từ một dải plasma sáng kéo dài ra khỏi bề mặt của Mặt Trời.

Trước đây, một dải plasma được các nhà khoa học đặt tên là "hàng rào lớn" (bởi hình dạng của nó giống như một hàng rào), thường xuất hiện xung quanh các cực từ của Mặt Trời, ở các vĩ độ cao.

Những cấu trúc này rất phổ biến và có thể vươn cao hàng trăm nghìn km trong không gian khi plasma xoắn ốc dọc theo các đường sức từ của ngôi sao .

Tuy nhiên, điều kỳ lạ ở đây là vật chất của Mặt Trời đột nhiên vỡ ra và sau đó ở trong không khí nhiều giờ, xoay quanh cực bắc của ngôi sao ở vĩ độ 60 độ trong khoảng 8 giờ, với tốc độ khoảng 96 km/giây.

Nhà vật lý năng lượng Mặt Trời Scott McIntosh từ Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khí quyển ở Boulder (bang Colorado, Mỹ) chia sẻ với Space.com rằng ông chưa từng thấy hiện tượng này xảy ra trước đây nhưng cho biết đã ghi nhận nhiều dải plasma dài thường xuyên phun trào gần các đường vĩ độ 55 của ngôi sao.

Hiện tượng này đang diễn ra ở vĩ tuyến trên và tuân theo chu kỳ 11 năm của Mặt Trời. Các nhà khoa học biết rằng hiện tượng này có liên quan với sự đảo chiều từ trường của Mặt Trời, nhưng họ chưa nắm được manh mối nào để có thể đưa ra lời giải thích về vấn đề này.

Bản thân các dải plasma không gây ra mối đe dọa nào cho Trái Đất, nhưng chúng có thể dẫn đến việc giải phóng các đốm plasma và từ trường khổng lồ chuyển động nhanh, được gọi là hiện tượng Coronal Mass Ejection (CME).

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, nếu một trong những đốm tích điện này hướng về Trái Đất, chúng có thể làm hỏng các vệ tinh, gây ra sự cố lưới điện trên diện rộng.

Các nhà khoa học đang phân tích thêm lượng dữ liệu phong phú mà họ có từ các đài quan sát suốt ngày đêm với hy vọng thời gian chờ đợi sẽ không quá lâu. Bởi vì các cực của hệ Mặt Trời rất khó quan sát nên những phát hiện này sẽ rất thú vị.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Bão Mặt Trời đang đổ xuống Trái Đất

Chỉ trong 1 ngày, 8 đợt bão Mặt Trời đã gây mất sóng vô tuyến trên Đại Tây Dương.

Mỹ đạt cột mốc mới cho giấc mơ 'Mặt Trời nhân tạo'

Các nhà khoa học tại Mỹ đã đạt cột mốc mới trong việc giải phóng năng lượng từ phản ứng nhiệt hạch, yếu tố quan trọng của quá trình làm nên "Mặt Trời nhân tạo".

Cận cảnh ‘rắn Mặt Trời’ trườn trên bề mặt

"Chú rắn" này mất 3 giờ để “trườn” quanh bề mặt Mặt Trời với tốc độ 170 km/s.

Việt Anh

Bạn có thể quan tâm