Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh ‘rắn Mặt Trời’ trườn trên bề mặt

"Chú rắn" này mất 3 giờ để “trườn” quanh bề mặt Mặt Trời với tốc độ 170 km/s.

Rắn Mặt Trời được hình thành trong quá trình đường sức từ di chuyển.

Mới đây, dữ liệu từ vệ tinh Solar Orbiter của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã cho thấy một chú “rắn Mặt Trời”, hình thành trên bề mặt ngôi sao cách Trái Đất gần 150 triệu km. Video đăng tải trên kênh YouTube chính thức của cơ quan cho thấy những dải khí móc dính ngoằn ngoèo như những con rắn chạy quanh bề mặt thiên thể này.

Theo Cnet, đây là video tua nhanh được ghi hình bằng kính viễn vọng Extreme Ultraviolet Imager (EUI) hôm 5/9. Chú “rắn Mặt Trời” này mất 3 giờ để “trườn” quanh bề mặt Mặt Trời với tốc độ 170 km/s. Trên thực tế, "rắn Mặt Trời" là dải khí hydro phun trào trong một cơn bùng nổ trên bề mặt Mặt Trời.

Cụ thể, nhiệt độ cao trên bề mặt thiên thể này đồng nghĩa với việc toàn bộ lượng khí có trong khí quyển đều biến thành thể plasma. Plasma tương tác với từ trường có trên Mặt Trời đã tạo ra “rắn Mặt Trời”. “Khí plasma xung quanh ‘chú rắn’ được hình thành trong quá trình đường sức từ di chuyển từ đầu này sang đầu khác của Mặt Trời”, Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết.

Mặc dù hình ảnh này trông rất thú vị, các chuyên gia cho rằng đây là một hiện tượng khoa học cần được nghiên cứu.

Ran Mat Troi anh 1

Một chú "rắn Mặt Trời" khác từng được NASA ghi lại vào năm 2010, trườn từ phía Tây Nam bề mặt ngôi sao. Ảnh: NASA.

“‘Chú rắn Mặt Trời” này rất đáng quan tâm vì nó bắt nguồn từ một vùng hoạt động của Mặt Trời, sau đó bùng nổ và tạo ra hàng tỷ tấn plasma ra ngoài không gian”, đại diện cơ quan vũ trụ cho biết. Theo các nhà khoa học, rất có thể “rắn Mặt Trời” chính là báo hiệu cho hiện tượng phun trào vật chất.

Do đó, hình ảnh “rắn Mặt Trời” thu được từ dữ liệu của Solar Orbiter sẽ giúp họ hiểu thêm về các hoạt động của Mặt Trời và dự đoán các sự kiện thời tiết trong không gian có tác động đến hệ thống thông tin và định vị trên Trái Đất.

Theo Cnet, vệ tinh quỹ đạo Mặt Trời Solar Orbiter là một dự án hợp tác giữa ESA và NASA. Được phóng vào vũ trụ từ tháng 2/2020, Solar Orbiter trang bị 10 thiết bị khác nhau với hy vọng nghiên cứu về các vùng cực bí ẩn của Mặt Trời, ghi lại những tấm ảnh chưa từng có của ngôi sao này.

Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức mới về hoạt động và tính chất vật lý của Mặt Trời, vệ tinh Solar Orbiter còn giúp các nhà khoa học hiểu về thời tiết trong không gian, hoặc sự luân chuyển của các hạt điện tích tạo ra từ năng lượng Mặt Trời bị đẩy vào trong không gian.

Trước đó, hồi tháng 10, một vệ tinh của NASA cũng chụp được "khuôn mặt cười" đặc biệt trên Mặt Trời, được tạo ra từ 3 mảng tối riêng biệt giống như đôi mắt và khuôn miệng đang cười.

Mặc dù hình ảnh trông khá dễ thương, các chuyên gia cảnh báo rằng đây có thể là dấu hiệu của một cơn bão Mặt Trời sắp xuất hiện và ảnh hưởng lên Trái đất có thể vào ngày 29/10. Kênh Spaceweather.com cho rằng: "Khuôn mặt vui vẻ ấy có thể sẽ tung ra 3 trận bão Mặt Trời hướng về Trái Đất".

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Bức ảnh mới nhất chụp từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Không chỉ phân tích các thiên hà xa xôi, kính viễn vọng James Webb còn có thể quan sát những hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, nằm rất gần Trái Đất.

Tìm thấy 2 siêu Trái Đất nằm rất gần Hệ Mặt Trời

Các hành tinh vừa được phát hiện có kích thước lớn hơn 1,2-1,5 lần, khối lượng gấp 2-3 lần so với Trái Đất.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm