Có giả thuyết cho rằng xung quanh Mặt Trời là vành đai làm từ khí gas và bụi. Qua hàng nghìn sự va chạm, các hành tinh dần được hình thành và xoay quanh mặt trời theo quỹ đạo. Sau đó, hành tinh có khối lượng lớn hơn thực hiện các tương tác hấp dẫn khiến Hệ Mặt Trời có vị trí như hiện nay.
Các nhà khoa học phát hiện một hành tinh đã bị đẩy văng khỏi Hệ Mặt Trời. Ảnh: Futurism. |
Để dễ hình dung về sự sắp xếp hành tinh trong Hệ Mặt Trời, các nhà khoa học đã chạy 6.000 bài mô phỏng trên máy tính. Khá thú vị khi một nghiên cứu sinh cho biết sự sắp xếp này rất bất thường nên đã nghiên cứu thêm bằng mô hình tái tạo ngược quá trình hình thành của chúng.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học phát hiện vị trí hiện tại của Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh, 2 hành tinh cách xa Mặt Trời nhất được xác định bởi vành đai Kuiper - một vùng gồm các tiểu hành tinh nằm xa Hệ Măt Trời - và một hành tinh băng khổng lồ bị đẩy ra trong quá trình hình thành hệ thống các hành tinh.
Matt Clement, tác giả báo cáo cho biết đội ngũ của ông đã xác minh tính hiệu quả của mô hình này để nghiên cứu sự hình thành các hành tinh, bao gồm Trái Đất để hỗ trợ cho việc tìm kiếm các hệ hành tinh có sự sống khác.