Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỗi ngày có gần 200 người chết vì ung thư ở Việt Nam

Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội cho biết mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư.

Trong báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016, do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày trước Quốc hội ngày 5/6, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được phản ánh là diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.

Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn 5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.

Báo cáo của Quốc hội thông tin mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.

"Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được", ông Phan Xuân Dũng cho biết.

Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%). 

thu phi uong ruou bia anh 1
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân. Ảnh: Quochoi.vn

Tại phần thảo luận đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng hóa chất độc hại, chất cấm, thực phẩm bẩn đang có mặt ở mọi sản phẩm.

Đại biểu đoàn Bình Dương đặt vấn đề "liệu có quá khi nói rằng chúng ta đang tự đầu độc chính mình khi báo cáo của đoàn giám sát cho rằng, mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn”.

Phát biểu giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn các ý kiến tham luận và tiếp thu giải pháp của các đại biểu để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm trong thời gian tới.

thu phi uong ruou bia anh 2
Đỗ Tuấn Dũng - cậu bé mắc bệnh ung thư mơ được làm chiến sĩ CSGT - qua đời khi mới 11 tuổi. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Theo Bộ trưởng, hiện hành lang pháp lý về quản lý an toàn thực phẩm khá đồng bộ. Thời gian qua, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, các cơ quan Trung ương không chỉ có Bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà cả Bộ Công an... cũng vào cuộc đồng bộ, tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là tổ chức thực thi ở cơ sở.

Bên cạnh đó, một số quy định về quản lý an toàn thực phẩm còn bất cập, cần rà soát, điều chỉnh cả tầm luật và văn bản dưới luật...

Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thực phẩm chức năng; tránh lạm dụng bia rượu, ban hành các tiêu chuẩn về thực phẩm trên cơ sở tham khảo quy định của quốc tế...

Bộ trưởng cho rằng, nhiều người sản xuất vì lợi nhuận của mình đã cố tình làm trái quy định pháp luật, tuy nhiên mức phạt còn nhẹ, chưa đảm bảo răn đe, nhất là trong quy định hình sự "chết người chưa truy tố được".

Rượu giả để lại hậu quả lâu dài cho giống nòi người Việt

Đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) nhận định công tác quản lý rượu, bia còn nhiều bất cập khiến rượu giả tràn ngập và để lại hậu quả lâu dài cho người Việt.

Ngăn chặn nước giải khát bẩn - cuộc chiến nửa vời Ngoài việc lấy mẫu nước thải tại cống thoát nước và mẫu nước ngọt thành phẩm để xét nghiệm thì toàn bộ số thùng hoá chất, xô hương liệu không được tổ công tác ngó đến.


Công Khanh

Bạn có thể quan tâm