Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

MobiFone - 'mật ngọt' hút FDI

Ngày 1/12 vừa qua, MobiFone mới trở thành nhà mạng độc lập, sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) quyết định thành lập Tổng công ty viễn thông MobiFone.

Theo quyết đinh thành lập, Tổng công ty Viễn thông MobiFone có vốn điều lệ là 15.000 tỷ đồng, tất cả đều là vốn Nhà nước. Tổng công ty sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. MobiFone sẽ kinh doanh các ngành liên quan tới đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ viễn thông...

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, việc đưa MobiFone lên thành TCty là quyết định nhằm cụ thể hóa quy mô và vị thế của hãng viễn thông này. Dù sau 20 năm vận hành mới “được” ra… ở riêng, nhưng hiện MobiFone đã đạt doanh thu trên 40.000 tỷ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 7.000 tỷ đồng/năm, nắm khoảng trên 20% trị trường dịch vụ điện thoại di động Việt Nam, có hoạt động ở nước ngoài.

Việc đưa MobiFone thành TCty chủ yếu nhằm mục đích mở rộng khả năng hoạt động, gia tăng thêm sức “hấp dẫn” của hãng viễn thông này.
Việc đưa MobiFone thành tổng công ty chủ yếu nhằm mục đích mở rộng khả năng hoạt động, gia tăng thêm sức “hấp dẫn” của hãng viễn thông này.

Đặc biệt là được đánh giá có hệ thống quản trị tiên tiến bậc nhất tại Việt Nam và hiện đã triển khai 5 ngành nghề kinh doanh chính là viễn thông, công nghệ thông tin, lắp ráp và sản thiết bị điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, tư vấn và kinh doanh…

Cũng theo thứ trưởng Thắng, MobiFone được thành lập với mô hình tổng công ty còn phục vụ mục đích triển khai quy hoạch phát triển viễn thông của Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, định hướng quy hoạch là phải hình thành được 3-4 tập đoàn, TCty mạnh. Thực tế, về cơ bản thị trường viễn thông kinh doanh dịch vụ thông tin di động từ nhiều năm nay đã đang tồn tại theo thế “chân vạc”, với sự lấn át của bộ ba hãng viễn thông lớn nhất gồm Viettel – Vinaphone – MobiFone. Do thế, mục tiêu quy hoạch của năm 2020 đã đạt được.

Điều ấy có nghĩa, việc đưa MobiFone thành tổng công ty chủ yếu nhằm mục đích mở rộng khả năng hoạt động, gia tăng thêm sức “hấp dẫn” của hãng viễn thông này. Và từ đó, nâng cao giá trị của MobiFone khi cổ phần hóa. Thực tế, hiện phương án cổ phần hóa MobiFone đã được phê duyệt, với khả năng bán ra tới 49% vốn điều lệ cho cán bộ công nhân viên và nhà đầu tư.

Trong đó, phương án mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, cổ đông chiến lược đã được tính tới. Khi ấy, với vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, thị phần nắm giữ, tiềm lực hùng mạnh… MobiFone sẽ là một trong những mã cổ phiếu hấp dẫn nhất trên sàn chứng khoán.

Khi khi gia nhập WTO, mở cửa thị trường viễn thông cũng là một trong những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện. Sắp tới, cam kết này sẽ được thực hiện khi cồ phần hóa MobiFone. Khi “lên sàn”, MobiFone sẽ là DN thứ tư có vốn điều lệ trên 10.000 đồng, ba mã chứng khoán hiện nay có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng là GAS, VIC và VNM.

Tất nhiên, với sức hấp dẫn tự thân và tiềm năng của thị trường viễn thông Việt Nam, không quá khó để hình dung việc cổ phần hóa MobiFone sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài. Thế nên mới có chuyện thông tin chi tiết buổi làm việc của Standard Chartered với Bộ TTTT đã được công bố trên báo chí.

Và có khá nhiều điều thú vị từ các thông tin này.Chẳng hạn, theo đại diện của Standard Chartered, hiện có 5 - 6 nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu chi tiết hơn về tiềm lực, kế hoạch cổ phần hóa MobiFone. Và các nhà đâu tư quan ngại về việc vốn nhà nước vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của MobiFone, nhưng cách tốt nhất là “chính phủ phải có tuyên bố rõ ràng về chính sách và đưa ra trước thời điểm tư nhân hóa doanh nghiệp này".

Đồng thời với thông điệp ấy, là ý kiến của đại diện công ty Comvik International Vietnam AB. Theo đó, Cty này cho rằng, với tư cách một trong những nhà sáng lập mạng viễn thông di động MobiFone, Cty có cơ hội và khả năng thành công tốt hơn để đầu tư vào MobiFone.

Đáp lại thông điệp của đại diện các nhà đầu tư nước ngoài, đại diện Bộ TTTT cũng cho biết, đã có nhà đầu tư tiếp cận với bộ về vấn đề MobiFone. Chẳng hạn như Cty Telenor (Na Uy) – một trong những nhà phát triển dịch vụ và hạ tầng mạng lớn của Châu Âu – đã bày tỏ mong muốn được tham gia vào cổ phần hóa MobiFone ở mức độ góp cổ phần chi phối.

Vậy là, chỉ bằng những thông tin tại các buổi làm việc tìm hiểu đầy tính ngoại giao, câu chuyện cổ phần hóa MobiFone bỗng dưng đã lại “nóng”, nhất là sau khi công bố quyết định thành lập Tcty của hãng viễn thông này. Tất nhiên, không cần những điều đó thì việc bán cổ phần MobiFone vẫn sẽ sôi động.

Nhưng vấn đề là, chưa cần tới nhà đầu tư ngoại, thì Viettel vẫn đã tự “bơi” trên thị trường viễn thông thế giới, vậy thì MobiFone có cần nhà đầu tư ngoại, để giữ được vị thế “ông lớn” trên thị trường viễn thông nội địa? Điều gì đang diễn ra sau các cuộc gặp gỡ ngoại giao, có thể, mới đóng vai trò quyết định trong câu chuyện bán cổ phần MobiFone.

 

http://dddn.com.vn/doanh-nghiep/mobifone-mat-ngot-hut-fdi-2014120504542874.htm

Theo Thu Hằng / Diễn đàn doanh nghiệp

Bạn có thể quan tâm