“Dịch vụ eKYC giúp tôi rút ngắn thời gian đến nhà băng, xếp hàng chờ tại quầy để mở tài khoản”, Minh Anh (nhân viên IT) chia sẻ về dịch vụ định danh khách hàng điện tử eKYC. Còn cô Ngọc - một bà nội trợ truyền thống - lần đầu dùng thử eKYC thì “hơi lúng túng khi phải quay video các góc mặt của mình”. Nhưng với sự trợ giúp của con gái, cô đã tạo được tài khoản thẻ ngân hàng.
Nhờ mang đến sự tiện lợi, eKYC đã và đang trở thành sự lựa chọn của nhiều khách hàng. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng eKYC sẽ là "tấm vé gửi xe" cho các ngân hàng làm số hóa. Thay vì phải đến trụ sở ngân hàng, hoặc đăng ký mở tài khoản từ xa nhưng phải có xác thực trực tiếp của nhân viên, thì với quy định mới, khách hàng có thể mở tài khoản tại nhà, hoặc bất cứ đâu chỉ cần có smartphone và tải ứng dụng mobile banking.
Giao dịch trực tuyến từ nhiều năm nay đã không còn xa lạ với nhiều người bởi sự tiện ích, nhanh chóng, bảo mật. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, giao dịch trực tuyến rất cần thiết để hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Với sự thay đổi đáng kể về nhận thức và tư duy của nhiều khách hàng sau tình hình dịch Covid, việc giao dịch trên nền tảng số đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của người dùng.
eKYC giúp khách hàng đăng ký dịch vụ một cách thuận tiện, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. |
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng đến 180%. Tại nhiều ngân hàng, điển hình như Nam A Bank, lượng khách hàng giao dịch qua kênh trực tuyến chiếm hơn 90%.
Những thống kê trên cho thấy tiềm năng phát triển tài khoản, giao dịch trực tuyến là rất lớn. Trong bối cảnh này, eKYC - dịch vụ định danh khách hàng điện tử đang được nhiều tổ chức tài chính triển khai - hứa hẹn mang lại thuận lợi cho cả người dùng lẫn đơn vị cung cấp dịch vụ.
Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam mới chỉ có 63,7% người trưởng thành có tài khoản ở ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam rất cao. Do đó, eKYC sẽ mở ra cơ hội cho các ngân hàng tiếp cận người dùng tại những địa phương chưa có chi nhánh.Việc phát triển ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu trong thời đại 4.0. Để không bị lùi lại phía sau, các ngân hàng đã bắt đầu nhập cuộc vào đường đua công nghệ, tiếp tục đầu tư mạnh cho việc chuyển đổi nền tảng số hóa.
eKYC giúp ngân hàng tiếp cận nhiều người tiêu dùng. |
Nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai eKYC, trong đó có Nam A Bank. Không chỉ phát triển giải pháp công nghệ eKYC toàn diện trên tất cả kênh từ ứng dụng Open Banking, robot OPBA, tại VTM One Bank… ngân hàng này còn tiên phong xây dựng không gian giao dịch số ứng dụng AI. eKYC nói riêng và các dịch vụ ứng dụng công nghệ nói chung cũng là đòn bẩy để Nam A Bank chuyển đổi mô hình ngân hàng truyền thống sang đa không gian giao dịch trên hợp kênh ứng dụng, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường tài chính, phát triển bền vững.
“Các ngân hàng chắc chắn sẽ phải theo xu hướng số hóa, nếu không sẽ không thể tồn tại. Chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng chuyển đổi số ngành tài chính trong thời gian sắp tới”, ông Trần Ngọc Tâm, CEO Nam A Bank, cho biết.
Để thực sự đưa eKYC trở thành người bạn thân thiết với khách hàng, Nam A Bank đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích mở tài khoản đến người dùng. Song song đó, công nghệ eKYC cũng được đồng bộ trên tất cả kênh từ ứng dụng Open Banking, robot OPBA, tại VTM One Bank… Nhờ sự đồng bộ này, việc xác thực danh tính của khách hàng sẽ được kiểm tra toàn diện, giúp nâng cao tính bảo mật. Ngoài ra việc đưa định danh khách hàng điện tử vào giao dịch giúp đơn giản hóa quy trình xác minh khách hàng.
Tất cả hoạt động này sẽ giúp Nam A Bank cải thiện năng suất nhờ tính chuẩn xác cao trong thực hiện giao dịch, khả năng thu thập và xử lý lượng lớn thông tin khách hàng.
Độc giả tìm hiểu thêm thông tin tại đây.