Ye Na tự nhận mình là ngôi sao của khối lớp 6, học giỏi, tự tin, có thâm niên 5 năm làm lớp trưởng. Nhiều ưu điểm vậy nhưng em không hiểu sao trong lớp chẳng ai ưa mình.
Đến một ngày, khi bị trượt chức lớp trưởng lần thứ sáu mà theo chủ quan đương nhiên phải thuộc về mình, em mới nhận ra vì sao mọi người không yêu quý mình. Đó là Ye Na có gì đó như kiêu kỳ, xa cách mọi người.
Bìa sách Mẹ ơi, con xin lỗi! Giá 74.000 đồng |
Đang từ lớp trưởng chuyển xuống lớp phó kỷ luật, ban đầu, Ye Na rất xấu hổ, thậm chí giận dữ. Không những đi học không còn hứng thú mà ngay cả nội dung bài học cũng chẳng lọt vào đầu cô bé.
Nhiều lúc, Ye Na bỏ cả ăn cơm trưa, sắc mặt nhợt nhạt. Thấy giáo cho biết, ba tháng nữa, nếu ban kỷ luật không thể hiện được vai trò tích cực, sẽ bị xóa bỏ. Biến thất bại trong cuộc bầu cử thành cơ hội, Ye Na tiếp tục thể hiện nhiệt huyết và tố chất lãnh đạo của mình theo lời động viên của một số người bạn.
Không chỉ thế, với vai trò lớp phó kỷ luật, Ye Na có cơ hội gần gũi, tiếp xúc các bạn trong lớp nhiều hơn, từ đó hiểu được tính cách, hoàn cảnh của bạn bè mình.
Nhận thức trong Ye Na thay đổi, cô bé trở thành người biết quan tâm, luôn đặt mình vào vị trí người khác khi ứng xử. Từ đó, Ya Na được bạn bè yêu quý nhiều hơn.
Chức lớp phó kỷ luật tuy nhỏ nhưng đã khiến Ye Na nhận ra một điều lớn lao: Quan tâm người khác chính là quan tâm đến mình.