Giữa lúc căng thẳng leo thang, người biểu tình đã tấn công nhiều địa điểm công cộng cũng như các cơ sở kinh doanh. Tín hiệu Internet và điện thoại di động đã bị mất ở hầu hết đất nước trong ngày 6/1. Tin đồn được truyền miệng nhanh chóng và người dân gặp khó khăn trong việc xác thực thông tin. Ảnh: AP. |
Tại Almaty - thành phố lớn nhất và là thủ đô cũ của quốc gia Trung Á - người biểu tình tấn công cảnh sát, tràn vào phá phách văn phòng thị trưởng, dinh thự cũ của tổng thống và các cơ sở khác. Ảnh: TASS. |
Irina Mednikova, một nhà hoạt động xã hội ở Almaty, cho biết cô đã nhìn thấy những vũng máu lớn trên cỏ xung quanh dinh thự của tổng thống vào sáng 6/1. “Dinh thự đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Các cánh cổng đã bị ôtô hoặc máy kéo húc tung, kính vỡ toàn bộ, bên trong bốc khói và mùi khét khủng khiếp", cô nói. Trong ảnh, văn phòng thị trưởng Almaty đang bị đốt cháy. Ảnh: AP. |
Hôm 7/1, để dập tắt làn sóng biểu tình đang làm tê liệt đất nước, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã trao quyền cho lực lượng thực thi pháp luật nổ súng “không báo trước". Ông tuyên bố tình trạng bất ổn hiện nay do "những kẻ khủng bố" được đào tạo bài bản trong và ngoài nước đứng đằng sau. Ảnh: AP. |
Cùng ngày, truyền thông nhà nước Kazakhstan đưa tin 18 nhân viên an ninh và 26 "tội phạm có vũ trang" đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bạo lực. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết hơn 3.800 người đã bị giam giữ tính đến nay. Ảnh: TASS. |
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế, một số người biểu tình đã bác bỏ tuyên bố cho rằng bất ổn do những phần tử khủng bố gây ra. "Chúng tôi không phải là côn đồ hay khủng bố", một phụ nữ nói. "Điều duy nhất phát triển ở quốc gia là nạn tham nhũng". Ảnh: Reuters. |
Dòng người xếp hàng trước lực lượng cảnh sát trong cuộc biểu tình ngày 5/1. Ảnh: AP. |
Cảnh sát dựng hàng rào ngăn chặn người biểu tình tại thành phố Almaty vào ngày 5/1. Ảnh: AP. |
Trước tình trạng bất ổn, Tổng thống Tokaiev yêu cầu sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), AFP đưa tin ngày 6/1. Đây là liên minh quân sự do Nga dẫn đầu, gồm Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyrgyzstan và Tajikistan. Ảnh: ABC. |
Máy bay quân sự của Nga cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Belarus đi qua một sân bay bên ngoài Minsk để đến Kazakhstan vào ngày 6/1. Ảnh: Bộ Quốc phòng Belarus. |
Các đơn vị đầu tiên của lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO đã đến Kazakhstan bằng máy bay vận tải quân sự, Bộ Quốc phòng Nga nói với các phóng viên hôm 6/1, theo TASS. "Máy bay vận tải quân sự đã đưa những đơn vị đầu tiên của lực lượng chủ chốt trong đội quân gìn giữ hòa bình CSTO của Nga tới lãnh thổ Kazakhstan", Bộ cho biết. Ảnh: AP. |
Thời gian đầu, hầu hết cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, không có đụng độ với cảnh sát. Tuy nhiên, tình hình dần thay đổi khi 69 người bị bắt giam trong các ngày 2-3/1. Trong ảnh, một người đàn ông đang tấn công một xe cảnh sát. Ảnh: AP. |
Bất ổn xã hội ở Kazakhstan bùng phát sau khi giá nhiên liệu tăng đột biến, đặc biệt ở khu vực phía tây đất nước. Chỉ trong vài ngày, giá nhiên liệu nhiều nơi tăng gấp đôi. Ảnh: AFP. |
Phong trào biểu tình còn phản ánh làn sóng phẫn nộ về nạn tham nhũng tràn lan, khiến một nhóm nhỏ giới tinh hoa giàu lên nhanh chóng. Ảnh: Reuters. |
New York Times đánh giá trên thực tế, các cuộc biểu tình còn có nguyên nhân sâu xa. Nó thể hiện sự tức giận của người dân trước tình trạng bất bình đẳng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng do Covid-19. Ảnh: BBC. |
Phong trào biểu tình bắt đầu ở Zhanaozen hôm 2/1, song chỉ 4 ngày sau, người biểu tình đã mở rộng tấn công nhiều khu vực. Khi các cuộc biểu tình gia tăng, yêu cầu của những người biểu tình cũng mở rộng từ việc đòi hỏi giá nhiên liệu thấp hơn cho đến yêu sách chính trị. Ảnh: AFP. |