Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mất hơn 61.000 USD chỉ vì một lần bấm 'like'

Một thẩm phán tại Canada mới đây ra phán quyết công nhận biểu tượng "giơ ngón cái" trong tin nhắn có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký, Guardian đưa tin.

Một tòa án cấp cao tại Canada đã kết luận rằng biểu tượng giơ ngón cái được gửi trong tin nhắn có giá trị tương đương với chữ ký trong hợp đồng. Ảnh: Alamy.

Trong một vụ kiện vào tháng 6 ở tỉnh Saskatchewan của Canada, thẩm phán tòa cấp cao Timothy Keene đã ra phán quyết rằng biểu tượng giơ ngón tay cái có giá trị tương đương với chữ ký, lập luận rằng tòa án cần phải thích ứng với "thực tế mới" về cách giao tiếp của mọi người.

Vị thẩm phán này cũng yêu cầu một người nông dân trả khoản tiền đền bù 61.442 USD do không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng.

Theo đó, một người thu mua ngũ cốc thuộc công ty South West Terminal đã gửi một tin nhắn dài cho các hàng vào tháng 3/2021, quảng cáo rằng doanh nghiệp của ông đang muốn mua 86 tấn hạt lanh với giá 12,73 USD mỗi giạ (tương đương 25,4 kg).

Người đàn ông trên, Kent Mickleborough, đã nói chuyện với một người nông dân có tên Chris Achter qua điện thoại và gửi cho ông này hình ảnh hợp đồng giao lanh vào tháng 11/2021. Ông Achter cũng được "yêu cầu xác nhận hợp đồng" thông qua tin nhắn.

Atcher, người sống gần thành phố Swift Current của tỉnh Saskatchewan, đã nhắn một biểu tượng giơ ngón tay cái. Tuy nhiên, người nông dân này đã không bàn giao khối lượng hạt lanh đã cam kết vào tháng 11/2021. Ở thời điểm này, giá hạt lanh đã tăng lên.

Tại tòa, Atcher cho biết biểu tượng giơ ngón tay cái thể hiện rằng ông đã nhận được hợp đồng. "Tôi phủ nhận rằng Mickleborough chấp nhận biểu tượng giơ ngón cái là chữ ký điện tử của hợp đồng này. Tôi không có thời gian để xem lại hợp đồng bán hạt lanh và chỉ muốn xác nhận rằng tôi đã nhận được tin nhắn của ông ấy", Atcher nói trong bản khai có tuyên thệ.

Thẩm phán Keene, tuy đồng tình rằng biểu tượng giơ ngón cái là một cách không truyền thống để "ký" tài liệu, nhưng khẳng định trong trường hợp này, biểu tượng được gửi trên tin nhắn có ý nghĩa tương đương với một chữ ký xác nhận.

Ông Keene khẳng định rằng tòa án "không thể (và không nên) cố gắng ngăn cản sự phát triển của công nghệ và việc sử dụng ngày càng phổ biến các biểu tượng trong tin nhắn".

"Đây là thực tế mới trong xã hội Canada và chúng ta phải sẵn sàng để đáp ứng những thách thức từ việc sử dụng biểu tượng trong tin nhắn và các xu hướng tương tự", thẩm phán cấp cao của tỉnh Saskatchewan kết luận.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Kinh tế Quốc tế giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

5 người khởi kiện để chặn lệnh cấm TikTok ở Montana

5 người dùng TikTok đệ đơn kiện lên tòa án quận ở Montana (Mỹ) vào tối 17/5 để tìm cách chặn lệnh cấm mới của tiểu bang đối với nền tảng này.

Tòa án Pháp tiếp tục bác đề xuất trưng cầu dân ý về cải cách hưu trí

Tòa Hiến pháp vào hôm 3/5 tiếp tục bác bỏ đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý liên quan đến quyết định nâng độ tuổi nghỉ hưu tại Pháp của chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron.

An Bình

Bạn có thể quan tâm