Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Masan lãi hơn 8.500 tỷ đồng

Năm 2021, hầu hết mảng kinh doanh của Tập đoàn Masan đều ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ, nâng mức lợi nhuận lên cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp.

Ngày 19/1, Tập đoàn Masan công bố kết quả kinh doanh năm tài chính 2021, ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 88.629 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020.

Nếu loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi tháng 12/2020 (do đã chuyển giao vào cuối tháng 11/2021) để so sánh tương đương, doanh thu thuần của Masan trong năm 2021 tăng 17% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của doanh nghiệp, lĩnh vực đem về doanh thu lớn nhất là The CrownX, nền tảng hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings. Năm 2021, nền tảng tiêu dùng - bán lẻ này đem về 58.000 tỷ đồng, tăng 6,9%.

Trong đó, WinCommerce đạt doanh thu thuần 30.900 tỷ đồng, tương đối ổn định so với cùng kỳ năm ngoái dù số lượng điểm bán từ đầu năm 2021 ít hơn 618 điểm so với cùng kỳ năm 2020.

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA MASAN GROUP NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

NhãnNăm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
Doanh thu Tỷ đồng 33188373007721888629
Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5622555812348561

Từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020, sau một năm WinCommerce đã đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng. EBITDA được cải thiện liên tục trong cả năm giúp lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt điểm hòa vốn vào nửa cuối năm.

Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, WinCommerce vẫn khai trương 388 cửa hàng WinMart+ suốt năm qua, trong đó có 284 cửa hàng mới trong quý IV/2021.

"Với tiến độ này, WinCommerce tin tưởng sẽ hoàn thành kế hoạch mở rộng cửa hàng vào năm 2022 và ước tính tăng trưởng doanh thu cho năm 2022", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Không chỉ WinCommerce, The CrownX cũng tăng trưởng nhờ Masan Consumer Holdings. Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của mảng này lần lượt tăng 20% và 19,1% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, ở mảng thịt mát, Masan MEATLife ghi nhận mức tăng trưởng 17,2%. Thậm chí, doanh thu thuần mảng thịt theo hình thức nhượng quyền thương mại đã tăng 71% trong năm qua.

Mặc dù vậy, EBITDA của Masan MEATLife giảm 2,8%, chủ yếu do biên lợi nhuận thấp hơn của thức ăn chăn nuôi, được bù đắp nhờ biên lợi nhuận của mảng thịt tích hợp.

Còn với lĩnh vực khai khoáng, tập đoàn cho biết Masan High-Tech Materials có đà sinh lời mạnh, đem về 13.564 tỷ đồng doanh thu và 3.032 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 111,6% so với cùng kỳ.

Nhờ những kết quả này, EBITDA của Masan năm vừa qua ước tăng 57,7% so với năm 2020, đạt mức 16.280 tỷ đồng. Còn lợi nhuận sau thuế tăng gần 6 lần, đạt mức 8.561 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của mảng kinh doanh cốt lõi tăng gần 2,6 lần, đạt 4.400 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tỷ lệ nợ ròng/EBITDA là 2,2 lần vào cuối năm 2021, cải thiện mạnh mẽ so với mức 5,2 lần vào cuối năm 2020. Masan nhìn nhận tăng trưởng EBITDA 57,7% và tổng kết tiền và các khoản tương đương tiền đạt mức 22.600 tỷ đồng vào cuối năm 2021 là các yếu tố thúc đẩy cải thiện bảng cân đối kế toán.

Masan Group tính tăng vốn điều lệ lên trên 14.000 tỷ đồng

Masan Group đang lên kế hoạch thưởng đến 236 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 20%, lên 14.166 tỷ đồng.

Masan MeatLife chi gần 650 tỷ đồng mua lại 25% vốn Vissan

Giao dịch được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận ngày 7/12, trong đó, Masan MeatLife đã chi ra gần 650 tỷ đồng để mua lại 20,18 triệu cổ phiếu VSN.

Lan Anh

Bạn có thể quan tâm