Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Maradona dạy Messi đá phạt như thế nào

Maradona dặn Messi đưa chân sâu hơn một nhịp khi tiếp xúc bóng. “Đừng kéo chân ra khỏi bóng quá nhanh. Làm vậy trái bóng sẽ không biết cậu muốn nó đi theo hướng nào”, Maradona nói.

Trong cuốn sách "Lionel Messi and the Art of Living", tác giả Andy West đã cho độc giả biết về những ngày huyền thoại sân cỏ Maradona dạy Messi về cách đá phạt.

Theo tác giả Andy West, một trong những lý do chính giúp những cầu thủ như Messi và Ronaldo có tuổi nghề đáng kinh ngạc như vậy là khả năng tìm cách nâng cấp bản thân với mỗi năm trôi qua. Ngay cả khi cơ thể của họ chắc chắn đã chậm lại, Messi và Ronaldo đều có thể thích nghi với các lối đá mới hiệu quả hơn bao giờ hết. Với riêng Messi, cầu thủ đã nỗ lực không ngừng nghỉ để có những màn lột xác ngoạn mục, phát huy khả năng ghi bàn từ các tình huống đá phạt.

Messi,  Maradona,  messi da phat,  messi world cup,  messi tap da phat anh 1

Cuốn sách Lionel Messi and The Art of Living đã được xuất bản vào tháng 7/2020. Ảnh: Amazon.

Trong những ngày đầu ở Barcelona, ​​​​khả năng đá phạt của Messi chỉ dừng lại ở mức trung bình. Anh rất hiếm khi có cơ hội đảm nhận một cú sút phạt khi trong đội hình có "gã khổng lồ" Ronaldinho.

Nhờ khóa học đặc biệt của Maradona, Messi đã có thể nâng tổng số pha đá phạt thành công lên tới 66 trong suốt chiều dài sự nghiệp của mình (tính đến khi tác giả viết sách). Đa phần những pha xử lý hướng bóng của Messi đều đi vào vị trí góc trên bên phải của khung thành. Đây cũng là một góc thuận của người tiền nhiệm Ronaldinho.

Mùa hè năm 2008, sau khi Ronaldinho rời Camp Nou, những cú đá phạt của Messi mới thực sự có đất diễn. Tác giả Andy West nhận xét rằng: “Cú sút của Messi là một vũ khí hủy diệt, xô đổ các nỗ lực của hàng tuyến phòng thủ đội bạn”.

Vào tháng 2/2009, kỹ năng đá phạt của Messi mới tăng lên vượt bậc một phần nhờ vào lời khuyên anh nhận được từ Diego Maradona, khi ấy là huấn luyện viên Argentina.

Theo Fernando Signorini (huấn luyện viên thể hình đội tuyển quốc gia Argentina), trong một buổi tập, Messi thực hiện ba quả đá phạt liên tiếp kém và bắt đầu bỏ đi trong sự thất vọng. Maradona vẫn đứng bên cạnh, theo dõi tất cả.

Thấy vậy, ông quàng tay qua người Messi và bảo anh ấy thử thêm vài lần nữa. Lần này, Maradona dặn Messi đưa chân sâu hơn một nhịp khi tiếp xúc bóng. “Đừng kéo chân ra khỏi bóng quá nhanh. Làm vậy trái bóng sẽ không biết cậu muốn nó đi theo hướng nào”, Maradona nói.

Từ bài học của Maradona, Messi đã luyện tập rất nhiều để làm chủ trái bóng trong các pha đá phạt. Mùa giải 2017/18 là khoảng thời gian thăng hoa của Messi. Anh có thể biến một pha sút phạt trở thành siêu phẩm.

Sau 11 năm trong môi trường chuyên nghiệp, cuối cùng Messi đã phá vỡ kỷ lục của Ronaldinho về tỷ lệ đá phạt thành công. Messi đã mày mò và vạch ra một kho tàng phong phú của các tình huống đá phạt. Nhờ đó, anh có thể ghi bàn vào bất cứ nơi nào hàng phòng ngự đối phương và thủ môn đội bạn để sơ hở.

Ví dụ, vào mùa xuân năm 2018, anh ấy đã sút phạt vào lưới ba trận liên tiếp:Trận đầu tiên, gặp Girona, đường bóng được nhận xét “rất xảo quyệt đi thẳng vào góc trái bên dưới khung thành”; tiếp theo tại Las Palmas một cú sút “hỏa tiễn” vào thẳng góc trên cùng bên trái; sau đó Messi đánh bại đội nhì bảng Atletico Madrid bằng một cú sút vào gần giữa góc phải.

Mọi người thường cho rằng cú đá phạt "under-wall" đầy sáng tạo của Messi được lấy cảm hứng từ trận đấu với Uruguay. Thế nhưng, theo phát hiện của tác giả Andy West, đây là một cú sút của Ronaldinho sử dụng vào năm 2006. “Một người khổng lồ luôn đứng trên lưng người khổng lồ khác”, Andy West nhận xét về Messi trong cuốn sách của mình.

Lời khuyên từ Maradona và quyết tâm học hỏi không ngừng là chìa khóa dẫn đến sự vĩ đại của Messi. Một trong những thứ có thể dễ dàng nhận thấy được qua hành trình của Messi là: Bạn không bao giờ quá tốt hoặc quá cũ để cải thiện bản thân.

Tháo điểm nghẽn chính sách để phát triển công nghiệp văn hóa

PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ góc nhìn về thể chế, chính sách và nguồn lực cho văn hóa Việt Nam. Ông cho biết công nghiệp văn hóa là vấn đề được nhiều đại biểu thảo luận.

Thời bom rơi tại Hà Nội và chuyện cảm động của một gia đình

Những câu chuyện xung quanh sự kiện B-52 ném bom Hà Nội không chỉ gợi nhớ về một thời bi thương lẫn tự hào của Hà Nội, mà còn là bài học về tình yêu, sự gắn bó trong gia đình.

Đức Huy

Bạn có thể quan tâm