Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Đông Nam Á

Một số mảnh vỡ của tên lửa Long March 5B được tìm thấy tại Indonesia và Malaysia sau khi rơi không kiểm soát xuống Trái Đất.

Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard - Smithsonian cho biết một số mảnh vỡ tên lửa Long March 5B (Trường Chinh 5B) của Trung Quốc được tìm thấy tại Kalimantan (Indonesia) và Sarawak (Malaysia).

Theo McDowell, vài mảnh vỡ được tìm thấy bởi người dân vùng Sanggau, nằm gần biên giới Indonesia và Malaysia, không ghi nhận thương vong về người hoặc thiệt hại tài sản. Tuy nhiên với kích thước khá lớn, chúng sẽ gây nguy hiểm nếu rơi xuống khu dân cư.

Ten lua Truong Chinh 5B roi tu do anh 1

Mảnh vỡ lõi tên lửa được tìm thấy tại Indonesia và Malaysia. Ảnh: The Ekliptika Institute.

Phần lõi nặng gần 23 tấn của Long March 5B đã rơi không kiểm soát xuống Ấn Độ Dương vào 30/7. Theo tính toán, phần lớn tên lửa bị thiêu rụi khi qua bầu khí quyển, tuy nhiên khoảng 20-40% trọng lượng còn lại, vốn được thiết kế chịu nhiệt tốt hơn có thể rơi trở lại Trái Đất.

Long March 5B được phóng vào ngày 24/7. Tên lửa này đến trạm vũ trụ Thiên Hà (Tiangong) của Trung Quốc vào 25/7, mang theo một module phục vụ các thí nghiệm khoa học. Phần lõi tên lửa đi đến quỹ đạo, sau đó trở lại Trái Đất bằng lực cản khí quyển trong 6 ngày tiếp theo.

Do để rơi tự do, Long March 5B tạo ra nhiều lo ngại về khả năng gây thương vong nếu không may rơi xuống khu dân cư. Theo Space, cộng đồng khoa học đã chỉ trích cơ quan vũ trụ của Trung Quốc do để lõi của Long March 5B rơi tự do trong cả 3 nhiệm vụ.

Sứ mệnh đầu tiên của Long March 5B diễn ra vào tháng 5/2020. Sau khi hoàn tất, một số mảnh vỡ tên lửa rơi xuống Bờ Biển Ngà. Trong nhiệm vụ thứ 2 vào tháng 4/2021, tàn tích của tên lửa đã rơi xuống Ấn Độ Dương. Trung Quốc dự tính dùng Long March 5B để gửi một module khác lên Tiangong vào tháng 10 năm nay.

"Nên để lại một lượng nhiên liệu giúp tên lửa trở lại một cách có kiểm soát", Darren McKnight, chuyên gia kỹ thuật của công ty theo dõi vệ tinh LeoLabs tại California cho biết.

“Tất cả quốc gia với sứ mệnh du hành vũ trụ nên tuân theo các phương pháp tốt nhất đã được thiết lập. Đồng thời, họ nên chia sẻ trước thông tin để dự đoán về nguy cơ tác động của mảnh vỡ, đặc biệt đối với các phương tiện vận tải hạng nặng như Long March 5B”, ông Bill Nelson, Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết trên Twitter.

NASA chỉ trích Trung Quốc khi để tên lửa rơi tự do

Những người đứng đầu NASA cho rằng Trung Quốc đã vô trách nhiệm khi không chia sẻ thông tin về sự rơi tự do của tên lửa đẩy Long March 5B.

Câu hỏi chưa có lời giải về vết tích trên bề mặt Mặt Trăng

Chủ nhân của mảnh tên lửa đâm vào Mặt Trăng tạo ra 2 miệng núi lửa khổng lồ vẫn còn là một ẩn số.

NASA mất 2 vệ tinh do tên lửa phóng thất bại

Hợp tác với công ty vũ trụ tư nhân để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên NASA đã mất tổng cộng 6 vệ tinh sau 2 lần phóng tên lửa thất bại.

Phúc Thịnh

Theo Space

Bạn có thể quan tâm