Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

NASA chỉ trích Trung Quốc khi để tên lửa rơi tự do

Những người đứng đầu NASA cho rằng Trung Quốc đã vô trách nhiệm khi không chia sẻ thông tin về sự rơi tự do của tên lửa đẩy Long March 5B.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết một tên lửa đẩy của Trung Quốc đã quay trở lại Trái Đất một cách mất kiểm soát vào ngày 30/7. Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cũng xác nhận tên lửa Trường Chinh (Long March) 5B đã quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất ở khu vực Ấn Độ Dương, nhưng không đưa thêm thông tin về sự cố này.

Vào ngày 24/7, Trung Quốc phóng tên lửa Long March 5B để đưa theo phòng thí nghiệm Wentian và mô-đun thứ hai trong tổng số 3 mô-đun mà Trung Quốc cần để xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.

Trung Quoc bi chi trich vi thieu trach nhiem anh 1

Người đứng đầu NASA Bill Nelson chỉ trích Trung Quốc vô trách nhiệm vì để các mảnh vỡ của tàu Long March 5B rơi tự do. Ảnh: CGTN.

Người đứng đầu Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), ông Bill Nelson đã chỉ trích Trung Quốc vô trách nhiệm và mạo hiểm khi không chia sẻ thông tin về sự cố này.

"Tất cả quốc gia nên tuân theo quy chuẩn du hành vũ trụ và thực hiện phần việc chia sẻ những loại thông tin cần thiết. Điều này có mục đích giảm thiểu rủi ro về nguy cơ của những mảnh vỡ, đặc biệt đối với các phương tiện bay hạng nặng như Long March 5B. Nó có nguy cơ gây thiệt hại lớn về người và tài sản”, ông Bill Nelson viết trên Twitter.

Do các mảnh vỡ rơi xuống gần vực khu vực Malaysia, một số người dân của nước này đã quay lại cảnh các vật thể lạ bay xuyên ngang bầu trời. Mặc dù có tới hơn 3 triệu lượt xem trên Twitter, thông tin này chưa được kiểm chứng.

Tuần trước, các nhà phân tích cho biết thân tên lửa sẽ bốc cháy khi nó lao qua bầu khí quyển. Song, nhiều mảnh vỡ có kích thước lớn có thể vẫn tồn tại ngay cả sau khi cháy, trở thành một cơn mưa các mảnh vỡ trên một khu vực dài khoảng 2.000 km, rộng 70 km.

Trung Quoc bi chi trich vi thieu trach nhiem anh 2

Video ngắn được một người dân Malaysia ghi lại khi có thông tin mảnh vỡ của tàu Long March 5B bay qua.

Hiện tại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ chưa đưa ra bình luận. Trước đó, Trung Quốc cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các mảnh vỡ nhưng khẳng định nó có rất ít rủi ro gây hại cho người dân trên mặt đất.

Vào năm 2020, các mảnh vỡ của tàu Long March 5B khi đó đã rơi xuống khu vực thuộc Bờ Biển Ngà, làm hư hại một số tòa nhà ở quốc gia Tây Phi này. Mặc dù vậy, không có thương tích về người được báo cáo.

Trái ngược với Trung Quốc, Mỹ và một số quốc gia có chương trình không gian phát triển mạnh thường phải trả một khoản phí thiết kế tên lửa để tránh rủi ro không đáng có. Đây là điều bắt buộc kể từ khi một phần của trạm vũ trụ Skylab (thuộc sở hữu của NASA) lệch khỏi quỹ đạo vào năm 1979 và rơi thẳng xuống khu vực thuộc Australia.

Năm 2021, NASA và những cơ quan khác đã cáo buộc Trung Quốc mờ ám sau khi chính quyền nước này giữ im lặng về quỹ đạo ước tính mảnh vỡ của tên lửa Long March vào tháng 5/2021. Các mảnh vỡ từ chuyến bay đó cuối cùng đã hạ cánh xuống khu vực Ấn Độ Dương và không gây thiệt hại.

Nghĩa địa tàu vũ trụ ở Thái Bình Dương

Với khoảng cách 2.600 km so với hòn đảo gần nhất, Point Nemo là nơi "an nghỉ" của hàng trăm tàu vũ trụ khi kết thúc sứ mệnh.

Tàu vũ trụ Trung Quốc chụp ảnh toàn bộ bề mặt Hỏa tinh

Sau hơn một năm hoạt động, tàu quỹ đạo Tianwen-1 đã gửi về loạt hình ảnh cho thấy toàn bộ đặc điểm địa hình của "hành tinh đỏ".

Minh Hoàng

Theo The Guardian

Bạn có thể quan tâm