Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mạng xã hội ảnh hưởng đến quyết định của cử tri Mỹ

Các mạng xã hội đang nỗ lực kêu gọi người trẻ, nhóm cử tri tiềm năng chiếm phần lớn dân số nước Mỹ, tham gia bầu cử vào ngày 8/11 tới.

Theo Reuters, các phương tiện truyền thông xã hội nhà nước và tư nhân Mỹ đều đang có nhiều hoạt động, chiến dịch khuyến khích công dân nước này đăng ký bỏ phiếu và ra đường bầu cử vào ngày 8/11.

Các ông lớn mạng xã hội nhập cuộc

Mở màn cho chiến dịch này, Google hướng dẫn người sử dụng cách đăng ký bỏ phiếu ngay trên biểu tượng thương hiệu của trang công cụ tìm kiếm.

Ngày 23/9, Facebook đã tiến hành nhắc nhở người dùng trên 18 tuổi đăng ký tư cách cử tri thông qua dòng tin nhắn gắn đầu trang trên Newsfeed (Bảng tin). Mạng xã hội Twitter cũng tràn ngập dấu hashtag về bầu cử để kêu gọi thế hệ trẻ đi bỏ phiếu.

nguoi tre My bau cu tong thong 2016 anh 1
Google đi đầu trong chiến dịch kêu gọi cử tri Mỹ đi đăng ký bầu cử. Ảnh: Washington Post

Hoạt động này cho thấy sự kết hợp hài hoà giữa chính trị và truyền thông, có sức ảnh hưởng lớn tới nhận thức và quan điểm của thế hệ thiên niên kỷ (những người từ 18 đến 34 tuổi) về nền chính trị nói chung và cuộc bầu cử nói riêng.

 “Rõ ràng, mạng xã hội là nơi chúng ta có thể tìm thấy các cử tri trẻ”, bà Denise Merrill, cán bộ phụ trách đối ngoại bang Connecticut, chia sẻ. Bà cũng tham gia vào chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội như sử dụng dấu hashtag trên Twitter và chạy quảng cáo Facebook để kêu gọi đăng ký bầu cử. 

Theo các nghiên cứu gần đây, chiến dịch truyền thông mang lại nhiều kết quả tích cực. Cuộc khảo sát trên 2.000 bạn trẻ của mạng xã hội Yik Yak (mạng xã hội phổ biến với sinh viên và thiếu niên) cho thấy 62% người được hỏi đã đăng ký bầu cử.

Cuộc chạy đua giữa các thế hệ 

Giáo sư khoa học chính trị Donald Green, thuộc Đại học Columbia, cho rằng thế hệ thiên niên kỷ có thể "vượt mặt" thế hệ Baby Boomers (những người từ 52-70 tuổi) về tỷ lệ đăng ký bầu cử.

Tuy nhiên, ông Green nhận định "chỉ một nửa hoặc 1/3 người trẻ đã đăng ký đi bỏ phiếu vào ngày 8/11".

Michael Cornfield, giáo sư của Đại học George Washington, cũng đồng ý rằng việc đăng ký bầu cử không đồng nghĩa với việc họ tận tay bỏ phiếu trong ngày tổng tuyển cử. 

Laura Wray-Lake, trợ lý giáo sư tại đại học California, Los Angeles cho biết việc gia tăng số lượng cử tri trẻ đăng ký có thể là lợi thế của đảng Dân chủ. Một số chuyên gia chính trị nhận định thế hệ trẻ có xu hướng chọn đảng Dân chủ, hơn là đảng Cộng hoà.

nguoi tre My bau cu tong thong 2016 anh 2
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton gặp gỡ sinh viên trong buổi đăng ký bầu cử tại đại học Johnson C. Smith ở Charlotte, North Carolina. Ảnh: Reuters.

Người trẻ ở các bang tranh chấp sẽ là khối cử tri tiềm năng mà bà Hillary Clinton cần tập trung hướng đến. Theo một khảo sát của Reuters/Ipsos, bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 27 điểm trong nhóm cử tri tuổi từ 18 tới 34.

“Người trẻ có khả năng ảnh hưởng lớn đến nền chính trị. Tôi nghĩ họ chính là những người quyết định tương lai của đất nước”, Laura nói.

Theo nghiên cứu của Pew Research Center, thế hệ thiên niên kỷ đủ điều kiện bầu cử chiếm khoảng 31% dân số Mỹ. Đây là lực lượng đang cạnh tranh với thế hệ Baby Boomers, để trở thành nhóm nhân khẩu lớn nhất nước Mỹ.

Kết quả các cuộc thống kê cho thấy số lượng người trẻ đi bỏ phiếu thấp hơn nhiều thế hệ Baby Boomers. Theo khảo sát của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, chỉ có 50% người đủ điều kiện đi bầu trong năm 2008. Trong khi đó, con số này ở nhóm Baby Boomers là 69% và nhóm thế hệ X (36-51 tuổi) là 61%.

Obama ủng hộ Clinton, chuyện hiếm trăm năm

Trong suốt 100 năm qua, chưa từng có tổng thống Mỹ nào vận động mạnh mẽ cho ứng viên kế nhiệm như việc ông Obama đang làm cho bà Clinton.

Ai ủng hộ Donald Trump?

Có mặt tại cuộc vận động tranh cử của Trump ở Florida, phóng viên Zing.vn ghi nhận điểm chung nổi bật của người ủng hộ Trump: nhiều người già, da trắng và hiếm nhóm thiểu số khác.

Thúy Nguyên - Trà My

Bạn có thể quan tâm