Trong gần 2 thập kỷ, các thiết bị điện tử, ôtô, đồ gia dụng luôn bị ám ảnh bởi sự "phẳng" và "tinh tế" của màn hình cảm ứng. Song, gần đây, các nhà thiết kế sản phẩm dần nhận ra tầm quan trọng khi người dùng tương tác thật với thiết bị.
Một thời đại mới của các nút bấm, núm vặn và các điều khiển vật lý đang trở lại. Không chỉ các thiết bị gia dụng hay ôtô, ngay cả Apple cũng đang dẫn đầu xu hướng này với dòng sản phẩm iPhone 16 mới.
Apple mang nút bấm vật lý trở lại trên iPhone, MacBook
Trong ngành công nghiệp ôtô, Tesla từng là người đi đầu với giao diện điều khiển bằng màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, nhiều hãng khác như Kia, BMW Mini và Volkswagen đang quay trở lại với các nút bấm vật lý.
Theo Wall Street Journal, các mẫu xe mới của BMW Mini được trang bị các nút và núm xoay, giúp tài xế vừa điều khiển, vừa nhìn đường. "Thiết kế của chúng tôi tập trung vào sự an toàn và giảm thiểu sự phân tâm cho người lái”, Patrick McKenna, trưởng bộ phận sản phẩm và marketing của Mini USA, chia sẻ.
Không chỉ trong xe hơi, xu hướng này còn lan rộng đến các thiết bị gia dụng và điện tử tiêu dùng. Là hãng công nghệ tiên phong đưa màn hình cảm ứng vào điện thoại, Apple đã liên tục tinh giản thiết kế và loại bỏ các nút bấm vật lý trên các sản phẩm của mình.
Năm 2016, hãng đã thay thế các phím chức năng vật lý trên MacBook Pro bằng thanh cảm ứng Touch Bar. Tuy nhiên, đến năm 2021, Apple bất ngờ quay lại với các phím chức năng vật lý sau khi lắng nghe phản hồi từ người dùng. Họ là những người đã quen thuộc với cảm giác chạm tay vào các phím cơ học truyền thống.
Cuối cùng, Táo khuyết đã tích hợp nút Action Button trên dòng iPhone 16, sau khi trang bị trên Apple Watch Ultra và các mẫu iPhone Pro trước đó. Bên cạnh đó, gã khổng lồ công nghệ cũng cải tiến thêm nút Camera Control mới, khiến sản phẩm này trở nên khác biệt và tiện dụng hơn.
Màn hình cảm ứng đã thống trị đủ lâu
Không ít người dùng phàn nàn vì các thiết bị cảm ứng khiến họ phải liên tục nhìn chằm chằm vào màn hình, giảm khả năng tương tác tự nhiên. Nhờ đó, các kỹ sư và nhà thiết kế sản phẩm dần nhận ra rằng các nút bấm không chỉ giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn mà còn mang lại trải nghiệm thú vị hơn.
CEO Sam Calisch của công ty sản xuất bếp từ Copper cho biết: “Giờ đây màn hình cảm ứng là lựa chọn rẻ nhất, chúng xuất hiện ở mọi nơi, kể cả những nơi không phù hợp”.
Ông thừa nhận rằng trong quá khứ, ông cũng từng mắc sai lầm khi áp dụng cảm ứng vào các sản phẩm của mình. Để rồi nhận ra sự bất tiện khi nồi sôi, tràn nước khiến các bảng điều khiển cảm ứng trở nên vô dụng.
Ngay cả khi những thiết bị có nút bấm ngày nay cũng thường là loại phẳng giống như màn hình cảm ứng và có nhược điểm tương tự. Theo Wall Street Journal, các nút điện dung nằm phẳng trên bề mặt cứng và chỉ đơn thuần phản hồi qua âm thanh hoặc ánh sáng khi được kích hoạt.
Chúng không có phản hồi vật lý. Điều này khiến nút điều khiển trên nhiều thiết bị như máy giặt, lò vi sóng, bếp từ trở nên vô dụng trong tình huống nước tràn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào màn hình cảm ứng trong thiết kế sản phẩm tạo ra hàng loại khó khăn cho người dùng. PGS. Rachel Plotnick tại Đại học Indiana Bloomington nhấn mạnh: "Các giao diện màn hình cảm ứng thực chất không phải là dựa trên cảm giác chạm, mà là dựa trên thị giác”.
Bà cho rằng chúng buộc người dùng phải tập trung hoàn toàn vào màn hình. Điều này gây mất tập trung, dễ gặp tai nạn, đặc biệt trong các phương tiện giao thông.
Kỷ nguyên màn hình cảm ứng đang dần thay đổi?
Lý do khiến các nút bấm vật lý được yêu thích nằm ở chính cơ chế cảm giác của con người. Bên cạnh cảm giác chạm thông thường, con người còn có một giác quan thứ 6 đặc biệt gọi là "proprioception" - giác quan nhận thức không gian của cơ thể. Giác quan này giúp chúng ta biết được vị trí của các bộ phận cơ thể trong không gian mà không cần phải nhìn vào chúng.
Khi sử dụng các nút bấm vật lý, "proprioception" giúp chúng ta dễ dàng cảm nhận và điều chỉnh mà không cần phải quan sát trực tiếp. Đây là điều mà màn hình cảm ứng không thể làm được.
Nhìn vào các thiết bị như bếp từ của start-up đồ gia dụng Copper, ta có thể thấy rõ xu hướng này. Copper đã đưa vào các núm vặn làm từ gỗ óc chó, không chỉ mang lại cảm giác sang trọng mà còn giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ của bếp mà không cần nhìn vào các biểu tượng kỹ thuật số.
CEO Calisch của hãng bếp từ Copper thừa nhận rằng các cảm biến cảm ứng đã từng được ông sử dụng trên nhiều thiết bị khác. Nhưng cuối cùng, núm vặn vật lý vẫn mang lại trải nghiệm người dùng tốt và hiệu quả hơn.
Theo Wall Street Journal, xu hướng này cũng lan sang các lĩnh vực khác như nhạc cụ, khi các nhà sản xuất như Teenage Engineering đưa ra những thiết kế với nhiều nút bấm và thanh trượt.
Tương tự, các máy đọc sách điện tử (e-reader) đang bắt đầu sử dụng lại các nút bấm. Nhiều hãng như Kobo, Nook và Boox nhận thấy rằng người dùng vẫn ưa chuộng sự tiện lợi của các nút bấm hơn là hoàn toàn phụ thuộc vào cảm ứng.
Ngay cả Apple cũng đã phải thừa nhận sai lầm khi loại bỏ các phím chức năng vật lý trên bàn phím của dòng MacBook Pro vào năm 2016, thay vào đó là thanh cảm ứng Touch Bar. Đến năm 2021, hãng đã khôi phục lại các phím cơ học. Táo khuyết thừa nhận rằng cảm giác bấm phím vật lý vẫn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng chuyên nghiệp.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
Apple 'cắt lời' để làm iPhone 16
Mỗi chiếc iPhone 16 Pro Max có chi phí sản xuất cao hơn đời trước khoảng 32 USD. Với hàng trăm triệu máy bán ra, một phần lợi nhuận của hãng bị ảnh hưởng.
Thay đổi lớn của iPhone giá rẻ mới
Tin đồn tiết lộ Apple đang chuẩn bị công bố mẫu iPhone SE giá rẻ vào đầu năm sau với thiết kế hiện đại, với tham vọng giành lại thị phần từ các thương hiệu như Huawei hay Xiaomi.
Một hội đồng bảo vệ quyền lợi người lao động tại Mỹ cho rằng Apple đã vi phạm quyền tổ chức của nhân viên và ép buộc họ phải tuân thủ các tiêu chuẩn cùng hợp đồng quá nghiêm ngặt.