Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Man City, Pep Guardiola và nghịch lý áp lực

Hai trận thua chỉ trong 3 ngày trước hai câu lạc bộ giàu truyền thống nhất nước Anh là Liverpool và MU khiến Man City phải hứng chịu cơn bão chỉ trích xen lẫn mỉa mai.

Không ai còn nhớ trước đó đội bóng của Pep Guardiola đã thống trị giải đấu tới mức chỉ còn cách chức vô địch đúng một chiến thắng ra sao.

Người ta nói rằng Man City là ví dụ tiêu biểu hơn cả của “tiền không thể mua được đẳng cấp”. Họ đã chi ra hơn nửa tỷ bảng trong 2 năm qua, nhưng vẫn thua Liverpool (đứng trước nguy cơ bị loại khỏi Champions League trước vòng bán kết mùa thứ hai liên tiếp) và thua cả MU (lỡ luôn chức vô địch trên sân nhà).

Man City,  Guardiola va nghich ly ap luc anh 1
Huấn luyện viên Pep Guardiola đón nhận 2 thất bại liên tiếp trong vài ngày. Ảnh: Telegraph.

“Ngay cả khi không giành được danh hiệu nào trong 50 năm nữa, MU vẫn là MU”, Mourinho khẳng định trong phòng họp báo sau trận. Không ai có phản ứng thái quá nào với tuyên bố này của “Người đặc biệt”. Vì sao? Danh tiếng, đẳng cấp, giá trị thương mại, lượng CĐV trung thành khổng lồ của MU là những lý do đảm bảo cho tính chính xác của tuyên bố trên.

Man City chỉ cần thua 2 trận liên tiếp là đủ để tất cả bỏ qua mọi nỗ lực, thành quả mà họ đã tạo ra kể từ đầu mùa. Giả sử MU là đội thắng 27/32 trận, chỉ mất điểm trong 5 trận (hòa 3, thua 2), ghi 90 bàn (hàng công mạnh nhất giải), thủng lưới 24 bàn (hàng phòng ngự chắc nhất giải), thì phản ứng mà họ phải nhận khi thua kình địch cùng thành phố trong trận đấu quyết định tới chức vô địch sớm 6 vòng đấu có khắc nghiệt như hiện tại?

Câu trả lời chắc chắn là không. Khi MU thua Liverpool tới 1-4 ở vòng 29 mùa 2008/09, rồi thua tiếp Fulham 0-2 ngay vòng sau đó, bị Liverpool áp sát trong cuộc đua vô địch, chẳng ai đặt dấu hỏi về đẳng cấp của "Quỷ đỏ". Mùa 2011/12, khi MU hòa Everton 4-4 ở vòng 35, thua trực tiếp Man City tại Etihad, để mất ngôi đầu bảng vào tay chính đối thủ, có ai đặt câu hỏi về đẳng cấp của "Quỷ đỏ"?

Man City bị chỉ trích, mỉa mai như hiện tại vì họ là Man City. Chuyện thua 2 trận liên tiếp thực chất chỉ là thứ yếu mà thôi.

CĐV Man City suy sụp sau trận thua thê thảm Trận thua ngược dù dẫn trước đến 2-0 trước gã hàng xóm khiến fan Man xanh bị sốc. Bất chấp đội nhà còn cách biệt 13 điểm, họ vẫn nán lại sân Etihad để gặm nhấm nỗi buồn.

Giờ nói về Pep Guardiola. Nhờ đẳng cấp của người từng giành 22 danh hiệu lớn nhỏ trong suốt sự nghiệp, những đánh giá về Pep sau 2 trận thua liên tiếp vừa rồi cũng phần nào ít cay nghiệt hơn. Dẫu vậy, những áp lực đặt lên vai Pep sẽ tới theo chiều hướng khác.

Champions League, đấu trường mà Pep từng hai lần lên ngôi vô địch sẽ là nơi để tất cả định nghĩa Pep. Ông đã thua trắng trước Juergen Klopp 0-3 trong trận lượt đi. Nếu không thể lội ngược dòng trong trận lượt về, những cơn mưa chỉ trích sẽ tới với nhà cầm quân vốn đã gây rất nhiều tranh cãi này.

Giống Man City, Pep cũng là nạn nhân của những nghịch lý tới từ sự kỳ vọng thái quá, thậm chí có phần bất công của những CĐV. Khi Pep vô địch mọi giải đấu có thể với Barcelona, họ dè bỉu ông chỉ là “kẻ ăn hôi vĩ đại” khi được thừa hưởng thế hệ Xavi-Iniesta-Busquest đang vào độ chính cùng Lionel Messi xuất sắc trên hàng công.

Ở Manchester, Pep 'kém tiếng' hơn hẳn Mourinho Cuộc khảo sát nhỏ của BBC cho thấy đa phần người ở thành phố Manchester biết đến Jose Mourinho nhưng không ít trong số họ chẳng quan tâm Pep Guardiola là ai.

Khi Pep tới Bayern Munich chinh phục Bundesliga dễ như ăn kẹo, nhưng thất bại tại bán kết Champions League trong 3 mùa liên tiếp, họ hả hê mà mỉa mai rằng Pep cũng chỉ dựa hơi Messi mà thôi. Vô địch Champions League có phải tất cả với Bayern Munich vào thời điểm đó hay không?

Karl Heinz Rummenigge, Chủ tịch Bayern đã lên tiếng cảm ơn Pep và chúc ông mọi điều tốt đẹp sau khi nhà cầm quân người Tây Ban Nha rời Bayern. Ông cũng khẳng định mục tiêu mà ban lãnh đạo đặt ra cho Pep trong suốt 3 năm “chưa bao giờ là vô địch Champions League”.

Những người Đức đủ tỉnh táo để hiểu rằng Champions League không phải đấu trường mà cứ có hệ thống đủ tốt là sẽ lên ngôi vô địch. Pep đã đưa Bayern thống trị Bundesliga, đồng thời tạo ra thế hệ kế cận đầy tài năng với những Joshua Kimmich, Sebastian Rode, Thiago Alcantara hay Kingsley Coman. Bayern không vô địch Champions League dưới tay Pep, nhưng với những gì ông để lại, “Hùm xám” vẫn nằm trong top 4 CLB mạnh nhất châu Âu.

Man City,  Guardiola va nghich ly ap luc anh 2
Tuần này, Man City của Pep Guardiola tiếp tục có 2 trận đấu quan trọng. Đầu tiên là Man xanh tiếp đón Liverpool ở lượt về tứ kết Champions League vào giữa tuần, sau đó làm khách đến sân của Tottenham ở vòng 34 Premier League diễn ra cuối tuần. Ảnh: Sports.

Áp lực lớn nhất mà Pep phải chịu không đến từ cấp trên của ông, hay từ chính ông, mà lại tới từ giới mộ điệu. Đây là thứ nghịch lý lớn nhất bao trùm lên sự nghiệp của Pep. Cổ động viên, những người có thói quen chỉ nhìn vào kết quả, sẽ không thể hiểu được quá trình mà Pep cố gắng để có được thành công cùng Barcelona, Bayern Munich hay Man City như lúc này vất vả ra sao.

Man City mà Pep xây dựng sau 2 mùa giải đang có những gì? Họ thống trị Premier League gần như tuyệt đối bằng sự vượt trội mọi đối thủ. Họ xây dựng nên một hệ thống với độ tuổi trung bình chỉ là 26,5 với những trụ cột đủ sức chiến đấu cùng CLB thêm ít nhất là 5 năm.

Ngay cả khi có thua Liverpool tại vòng tứ kết, lực lượng cùng chất lượng lối chơi của Man City vẫn giúp họ có mặt trong top 5 CLB mạnh nhất châu Âu lúc này. Ban lãnh đạo Man City có thể chê trách được gì ở Pep không. Câu trả lời là không.

Đã đến lúc tất cả cần có cái nhìn công bằng hơn cho Pep.

Thua MU, Man City phải chờ đến khi nào mới vô địch Premier League?

Kể cả có giành 3 điểm ở trận đấu với Tottenham cuối tuần này, Man City vẫn chưa thể lên ngôi tại Premier League.

Nhật Anh

Bạn có thể quan tâm