Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Malaysia thả cô gái Indonesia, Tổng thống Widodo ghi điểm trước bầu cử

Tổng thống Indonesia có lẽ đã cải thiện đáng kể cơ hội tái đắc cử vào tháng 4 này sau khi Siti Aisyah được cơ quan công tố Malaysia rút cáo buộc trong nghi án ám sát Kim Jong Nam.

Tổng thống Joko Widodo nhận được nhiều lời khen ngợi và ủng hộ của truyền thông cùng dư luận Indonesia sau khi Siti Aisyah được trả tự do vào tuần qua.

Công dân Indonesia và Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, là hai nghi phạm duy nhất bị tòa án Malaysia xét xử liên quan đến nghi án sát hại công dân Triều Tiên ở sân bay Kuala Lumpur vào ngày 13/2/2017. Nạn nhân mang hộ chiếu có tên là Kim Chol, nhưng được cơ quan điều tra Malaysia cùng tình báo Hàn Quốc xác nhận là Kim Jong Nam - anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Trong khi Đoàn Thị Hương vẫn đang bị xét xử tại Malaysia, nghi phạm Indonesia tuần qua đã được hủy cáo buộc và trả tự do, trở về quê hương.

nghi pham Indonesia anh 1
Siti Aisyah tại đại sứ quán Indonesia ở Kuala Lumpur ngày 11/3 sau khi được trả tự do. Ảnh: Bernama.

Lợi thế trước thềm bầu cử

Sau 755 ngày bị bắt giữ và xét xử ở xứ người, Siti Aisyah lần đầu được trở về quê hương ngày 11/3. Dù tòa án Malaysia từ chối hủy bỏ cáo trạng của Siti, để mở khả năng ra lệnh bắt giữ nếu vụ án có tình tiết mới, cô gái sinh năm 1992 giờ đây đã thoát án tử hình.

Trong một bức điện gửi Đại sứ quán Indonesia ở Kuala Lumpur ngày 8/3, Tổng chưởng lý Malaysia Tommy Thomas xác nhận đã chỉ đạo hủy cáo buộc đối với Siti sau khi cân nhắc "mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước". Đến phiên đối chất của Đoàn Thị Hương ngày 11/3, Tòa Thượng thẩm Shah Alam chấp nhận trả tự do cho nghi phạm Indonesia.

Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết Tổng thống Widodo đã ra lệnh khởi động chiến dịch vận động hành lang, đòi tự do cho Siti ngay sau khi cô bị bắt giữ ngày 15/2/2017, tức hai ngày sau khi Kim Chol bị sát hại ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

nghi pham Indonesia anh 2
Siti Aisyah được đoàn tụ cùng bố mẹ tại Bộ Ngoại giao Indonesia chiều 11/3. Ảnh: AP.

Sau khi Siti được trả tự do, dư luận đang theo chiều hướng có lợi cho ông Joko Widodo trước thềm bầu cử tổng thống vào tháng tới. 

Khung hình phạt tối đa cho tội danh giết người ở Malaysia là án tử hình. Trong trường hợp Siti Aisyah nhận mức án này, ông Widodo và nội các có thể vấp phải làn sóng phẫn nộ trong nước, đặc biệt khi vụ án thu hút sự quan tâm lớn của truyền thông trong và ngoài nước.

Theo Nikkei Asian Review, dư luận Indonesia từ đầu đã thể hiện sự cảm thông cho tình cảnh của Siti Aisyah và mong muốn cô được trả tự do. Đưa Siti về nước trở thành ưu tiên hàng đầu trong quan hệ Jakarta - Kuala Lumpur.

Bộ trưởng Yasonna Yaoly cho biết chính phủ Indonesia đã vận động hành lang suốt hai năm qua. Cá nhân ông Widodo từng gọi điện trực tiếp cho Thủ tướng Mahathir yêu cầu trả tự do cho công dân.

"Trốn" khỏi nhà để tránh truyền thông săn đuổi

Dù hoan nghênh việc Siti được trả tự do, các đảng đối lập đã cảnh báo vụ việc không nên bị chính trị hóa. Nhiều ứng viên lo ngại ông Widodo sẽ tận dụng thắng lợi ngoại giao này nhằm gia tăng khoảng cách với đối thủ. Mặc dù các quan chức chính phủ Indonesia phủ nhận chiến dịch giải cứu Siti có động cơ chính trị, thời điểm việc trao trả công dân diễn ra rõ ràng có lợi cho khả năng tái đắc cử của Tổng thống Widodo. 

"Dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Retno LP Marsudi, việc bảo vệ công dân Indonesia ở nước ngoài đã trở thành ưu tiên hàng đầu, đặc biệt khi đất nước có hàng triệu người lao động di trú ra nước ngoài", bài xã luận ngày 13/3 của Jakarta Post cho biết.

nghi pham Indonesia anh 3
Siti Aisyah ngay sau khi được trả tự do đã cảm ơn những nỗ lực đàm phán bảo vệ công dân của Tổng thống Joko Widodo và chính phủ Indonesia. Ảnh: Jakarta Post.

"Với cuộc tổng tuyển cử đang cận kề, tự do của Siti là một tín hiệu tốt cho Tổng thống đương nhiệm Joko 'Jokowi' Widodo, vốn đang cần mọi nỗ lực PR hình ảnh để đảm bảo phiếu bầu từ cử tri là người lao động ở nước ngoài", tờ báo nhận định.

Ngay sau khi Siti trở về nhà, các tờ báo lớn bắt đầu đăng tải chi tiết những nỗ lực đàm phán của chính phủ với phía Malaysia. Cuộc đoàn tụ của cô gái với bố mẹ cũng được truyền hình trực tiếp. Cô chia sẻ cảm thấy mệt mỏi vì áp lực của truyền thông và khẳng định "chỉ muốn bình yên vào lúc này" trong cuộc họp báo tại quê nhà.

"Với bức tranh về thế hệ những công dân Indonesia trẻ tuổi đang bươn chải ở nước ngoài, Siti bị đặt trước ánh mắt săm soi của dư luận như thể một cuộc diễu hành, như minh chứng chính phủ hiện nay xứng đáng được tái đắc cử", Jakarta Post nhận định.

Ngày 15/3, cảnh sát quận Serang, tỉnh Banten xác nhận Siti Aisyah đã nhờ Bộ Ngoại giao Indonesia giúp "bỏ trốn" khỏi nhà để tránh sự săn đuổi của truyền thông, theo Tempo.

"Cô ấy bị căng thẳng và muốn tìm một nơi an toàn để lánh xa truyền thông trong thời gian ngắn", đại diện cảnh sát địa phương cho biết.

'Cả hai cùng là dê tế thần, sao Đoàn Thị Hương lại không được thả?' Luật sư cho rằng "không có sự khác biệt nào giữa hai bị cáo, dù có xét thêm hình ảnh trên camera an ninh", nhưng Đoàn Thị Hương lại không được thả như Siti Aisyah.

Nghị sĩ Malaysia bất bình vì Đoàn Thị Hương vẫn bị truy tố

Nghị sĩ Ramkarpal Singh cho rằng Đoàn Thị Hương nên được đối xử tương tự Siti Aisyah, nghi phạm người Indonesia vừa được hủy cáo buộc trong vụ ám sát công dân Triều Tiên Kim Chol.

Những giọt nước mắt trái ngược tại phiên toà của Đoàn Thị Hương

Siti Aisyah, nghi phạm người Indonesia trong nghi án ám sát Kim Jong Nam vào tháng 2/2017, bất ngờ được Malaysia hủy bỏ cáo buộc mưu sát và thả tự do ngày 11/3.


Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm