Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mái nhà chờ xe buýt '5 sao' tàn tạ khi chưa sử dụng

Hàng loạt nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) ở Hà Nội đã sớm bị hoen rỉ, bong tróc viền mái trong khi vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 1
Sau hơn một năm hoàn thành, hàng loạt nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) ở Hà Nội vẫn đang "đắp chiếu" chờ dự án hoàn thành toàn tuyến. Công trình được làm bằng kết cấu thép, ốp vách kính cường lực.

 

mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 2
Hàng loạt nhà chờ này trên đường Quang Trung, Lê Trọng Tấn, Tố Hữu, Lê Văn Lương không những bị bụi bẩn bám đầy mà mái viền còn bong tróc tả tơi.

 

mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 3
Theo những người dân sinh sống dọc đường Quang Trung (Hà Đông), hiện tượng mái của nhà chờ xe buýt bị như vậy là do các xe tải chạy sát mép dải phân cách, cọ vào khiến chúng bị xé toạc.

 

mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 4
Hình ảnh mái viền nhà chờ xe buýt nhanh bị hư hỏng trên đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông). Phía dưới nhiều hạng mục đã hoàn thành nhưng chưa đưa vào sử dụng.
mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 5
Nhiều người cho rằng, cho đến khi tuyến xe buýt nhanh hoàn thành đưa vào sử dụng không hiểu các nhà chờ sẽ còn cũ nát đến mức nào.
mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 6

Nhà chờ có kết cấu thép, ốp vách kính cường lực. Phần mái nhô ra khoảng hơn nửa mét so với mép đường được cho là nguyên nhân chính dẫn đến mái nhà chờ bị hư hỏng.

mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 7
Một nguyên nhân nữa được cho là bởi xe tải quá cao so với nhà chờ (cao 3,2 m).

 

mai che nha cho xe buyt nhanh hu hong anh 8
Nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Quang Trung (Hà Đông) cũng bị mất một góc mái và một phần viền mái bị ép vào bên trong.

 

Trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, nguyên nhân có thể do xe tải cao hơn mái che nên đã va quệt vào. "Chúng tôi sẽ đi kiểm tra và khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất", ông Tuấn nói.

Dự án BRT có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của WB, triển khai từ đầu năm 2013. Ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, hợp phần BRT đã được Bộ Xây dựng thẩm định và UBND TP Hà Nội phê duyệt với chiều dài 14,7 km từ Bến xe Kim Mã qua Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài-trục phía bắc Hà Đông - Lê Trọng Tấn - Trần Phú - Ba La - Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông).

Trung tâm điều hành giao thông sẽ được xây dựng tại khu vực Bến xe Kim Mã. Tuyến xe buýt nhanh này đi trên một làn đường riêng (chiều rộng 3,5  m), tách biệt với làn đường dành cho phương tiện hỗn hợp bằng một dải phân cách có gờ cao 20 cm. Làn đường cho BRT được thiết kế nằm sát dải phân cách giữa.

Dự kiến, tuyến BRT đầu tiên của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng bắt đầu hoạt động từ năm 2015, sẽ chạy với tần suất 3-5 phút/chuyến, mỗi chuyến chở được 90 hành khách, tốc độ di chuyển 20-22 km/h. Hành khách sử dụng dịch vụ BRT phải mua vé từ, được tự động soát vé khi vào nhà chờ và lên xe.

Sau khi đưa vào khai thác, BRT sẽ trở thành một trong những loại hình giao thông công cộng quan trọng của thủ đô nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, qua đó hạn chế phương tiện cá nhân.

Nhà chờ xe buýt hiện đại thành nơi ngủ nghỉ, phủ bụi

Được đầu tư xây dựng công phu, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng hàng loạt nhà chờ xe buýt BRT ở Hà Nội đã sớm hoen gỉ, bụi bẩn trong khi còn rất lâu mới đưa vào sử dụng.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm