Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý giải cái tên kỳ lạ của cuốn 'Sài Gòn bún bò không bản quyền'

Hơn 70 bài tản văn về ẩm thực, món ngon của mọi miền đất nước được tập hợp lại trong cuốn sách có tên "Sài Gòn bún bò không bản quyền". Vậy tại sao lại là "không bản quyền"?

Ngữ Yên vốn là tổng thư ký tòa soạn Sài Gòn tiếp thị, ông cũng cây viết chuyên về văn hóa, ẩm thực. Trước Sài Gòn bún bò không bản quyền, tác giả Ngữ Yên cũng từng cho ra mắt ba cuốn sách khác về chủ đề này: Người ăn rong, Sài Gòn chở cơm đi ăn phở, Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê.

Cuốn sách gồm hơn 70 bài tản văn về món ăn, văn hóa ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau được đăng hàng tuần trên báo Thế giới hội nhập. Đến nay chúng được tác giả tập hợp lại và xuất bản thành một cuốn thống nhất.

sai gon bun bo khong ban quyen anh 1

Bìa sách "Sài Gòn bún bò không bản quyền". Ảnh: NXB Hồng Đức.

Sài Gòn bún bò không bản quyền do nhà xuất bản Hồng Đức phát hành cuối năm 2019, có giá bìa 98.000 đồng và có thể mua tại hệ thống của nhà sách Phương Nam.

Để lý giải cho cái tên kỳ lạ của tác phẩm mới ra mắt, Ngữ Yên (tên thật Trần Công Khanh) có chia sẻ với Zing rằng Sài Gòn bún bò không bản quyền chỉ là một bản tản văn ẩm thực trong cuốn sách nhưng lại là bài viết ông yêu thích nên đã quyết định lấy nó làm tựa sách.

Cũng theo tác giả Ngữ Yên, "không bản quyền" ở đây có thể hiểu là đối với ẩm thực thì không nên có bản quyền để cho mọi người ai cũng có thể sáng tạo, có thể thưởng thức, tận hưởng hết cái ngon của các món ăn.

Những tặng phẩm tiền triệu đi kèm sách phiên bản đặc biệt

Những vật phẩm đi kèm có khi tới vài triệu, nhiều khi chỉ là cái móc chìa khóa hay bookmark nhưng giá trị của chúng khó mà đong đếm được đối với người yêu sách.

Hai tác giả của truyện cổ Grimm tên thật là gì?

Truyện cổ tích Grimm đã đi cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Sau hơn 200 năm, đến nay, nó vẫn có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học thế giới.

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm