Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do tiền lương của nam và nữ có sự chênh lệch

Những ngành công nghiệp ở Mỹ từng trải qua sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng cũng chứng kiến tỉ lệ việc làm của phụ nữ tăng lên so với nam giới.

Ảnh: Christopher Polk/BET.

Ngày nay, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi hành vi phân biệt đối xử về tiền lương trở thành bất hợp pháp ở Mỹ và Vương quốc Anh; bất chấp thực tế là phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn nam giới, thế nhưng phụ nữ ở cả hai quốc gia này và trên toàn thế giới vẫn nhận mức lương bình quân thấp hơn nam giới.

Chênh lệch tiền lương theo giới tính là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau: nam giới giữ những chức vụ cao hơn và làm việc trong những lĩnh vực trả lương cao hơn; ảnh hưởng bất lợi của việc nghỉ thai sản và chăm con đối với sự thăng tiến trong nghề nghiệp và thời gian làm việc được trả lương; cùng những hình thức phân biệt đối xử trắng trợn khác.

Tuy nhiên, cách đây không lâu, chênh lệch tiền lương theo giới tính thậm chí còn kinh khủng hơn nhiều so với hiện nay. Sự chênh lệch đã giảm đáng kể trên toàn cầu kể từ giai đoạn hai của quá trình công nghiệp hóa.

Vào năm 1820, trung bình một phụ nữ làm việc ở Mỹ chỉ được trả lương bằng 30% tiền lương của nam giới. Năm 1890, tổng tiền lương của phụ nữ bằng 46% lương của nam giới và đến Thế chiến II, con số này đã tăng lên khoảng 60%.

Xem chừng người ta sẽ không ngạc nhiên khi hiện tượng rút ngắn chênh lệch tiền lương theo giới tính đã diễn ra đồng thời với việc phụ nữ được cắp sách đến trường nhiều hơn. Vào năm 1840, tỉ lệ biết chữ của nam giới Anh là 67% so với 50% ở nữ giới, trong khi vào cuối thế kỷ này, khoảng cách đó đã thu hẹp đáng kể với hơn 90% nam giới và phụ nữ đều biết chữ. Người ta cũng quan sát thấy diễn biến tương tự ở các quốc gia Tây Âu trong quá trình công nghiệp hóa cũng như ở khắp các nước đang phát triển trong thế kỷ 20.

Các yếu tố kinh tế, văn hóa, thể chế, luật pháp và xã hội khác nhau đã góp phần vào việc rút ngắn chênh lệch tiền lương theo giới tính. Nói cụ thể hơn, việc cơ giới hóa quá trình sản xuất đã làm giảm tầm quan trọng của lao động chân tay nặng nhọc có trình độ thấp, vốn thường được coi là ‘công việc của nam giới’, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của công việc trí óc, cả hai đều giúp giảm chênh lệch thu nhập và trình độ học vấn theo giới tính.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận rộng rãi với giáo dục, cũng như luật pháp được thiết kế để bảo đảm quyền tài sản trong nền kinh tế nói chung, đã gieo mầm cho việc giành quyền bầu cử của phụ nữ và cuối cùng dẫn đến việc ban hành luật cấm phân biệt đối xử theo giới tính cũng như lên án hành vi đó là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.

Vào đầu thế kỷ 19, khi tự động hóa trong ngành dệt may làm giảm nhu cầu về vải dệt bằng tay do phụ nữ làm trong các xưởng tại nhà, chênh lệch tiền lương theo giới tính ở Anh đã tăng lên và tỉ lệ sinh cũng tăng. Nhưng trong suốt thế kỷ đó, chênh lệch tiền lương theo giới tính đã giảm ngoạn mục trong nhiều ngành, một phần do quá trình sản xuất được cơ giới hóa nhanh chóng và tầm quan trọng ngày càng tăng của các kỹ năng trí tuệ.

Quả thật, trong gần một thế kỷ, từ năm 1890 đến năm 1980, những ngành công nghiệp ở Mỹ từng trải qua sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng cũng chứng kiến tỉ lệ việc làm của phụ nữ tăng lên so với nam giới.

Mức lương tăng của phụ nữ có những tác động trái ngược nhau đến tỉ lệ sinh. Một mặt, tiền lương của phụ nữ tăng giúp nới lỏng sự ràng buộc về ngân sách gia đình và cho phép họ có thể đẻ nhiều con hơn: chúng ta lại có hiệu ứng thu nhập. Nhưng mặt khác, mức lương cao hơn của phụ nữ làm tăng chi phí cơ hội của việc đẻ nhiều con cũng như việc kết hôn sớm của phụ nữ, điều đó khiến họ muốn kết hôn muộn và giảm tỉ lệ sinh: đây lại là hiệu ứng thay thế. Vì trong lịch sử ở hầu hết nền văn hóa, gánh nặng nuôi dạy con cái chủ yếu rơi vào phụ nữ, cho nên hiệu ứng thay thế thường áp đảo hiệu ứng thu nhập và tỉ lệ sinh sẽ giảm.

Nếu tỉ lệ sinh đã bắt đầu giảm nhờ vào sự gia tăng lợi tức đầu tư vào vốn nhân lực thì nó lại càng tiếp tục giảm do sự rút ngắn chênh lệch tiền lương theo giới tính. Dữ liệu từ cuộc điều tra dân số năm 1911 ở Anh và xứ Wales cho thấy khi cơ hội việc làm cho phụ nữ mở rộng hơn và chênh lệch tiền lương theo giới tính giảm, tỉ lệ sinh cũng giảm xuống.

Những diễn biến tương tự cũng bộc lộ khi người ta khảo sát các nhà máy dệt ở Đức trong khoảng thời gian 1880-1910, ở Mỹ trong giai đoạn 1881-1900và ở Thụy Điển vào những năm 1860-1955.

chenh lech tien luong anh 1

Bằng chứng lịch sử phong phú này cho thấy rằng tiến bộ công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm tăng lợi tức đầu tư vào vốn nhân lực, rút ngắn khoảng cách tiền lương theo giới tính, làm giảm lao động trẻ em, tăng tuổi thọ và tăng di cư từ nông thôn lên thành thị; và những yếu tố này đã góp phần làm giảm tỉ lệ sinh trong quá trình Chuyển đổi Nhân khẩu học.

Muon su tai duyen hinh anh

Muôn sự tại duyên

0

Mọi sự mọi vật trên thế gian và cả vũ trụ này đều được tạo thành bởi rất nhiều điều kiện mới có thể tồn tại, nên ta gọi đó là duyên sinh. Tuy nhiên, mọi duyên đều tuân theo nguyên tắc nhân quả, nên còn gọi là nhân duyên. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

SÁCH HAY