Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do phải rà soát cổ đông hãng bay của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, sau khi có chủ trương đầu tư của Thủ tướng, Bộ sẽ thực hiện quy trình cấp phép bay cho hãng hàng không IPP Air Cargo.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 chiều 1/10, phóng viên đặt câu hỏi về tình trạng cấp phép bay cho hãng hàng không chở hàng hóa của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết vấn đề xác định quốc tịch cổ đông có 2 ý nghĩa.

"Thứ nhất, việc xác định để biết tư cách của doanh nghiệp thuộc loại nào theo quy định hiện hành của Luật Đầu tư. Bởi, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài sẽ có chính sách khác nhau", ông nói.

Thứ hai, theo quy định của Luật Quốc tịch 2014, một số trường hợp, tình huống, người Việt Nam có thể mang 2 quốc tịch. Do vậy, vấn đề xác định quốc tịch cổ đông để ứng xử phù hợp.

Về tiến độ cấp phép bay cho hãng hàng không chở hàng của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết Bộ đang chờ Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư.

ra soat co dong anh 1

IPP Air Cargo đang kỳ vọng trở thành hãng bay chở hàng đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: IPP.

Liên quan đến việc xem xét hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển hàng không hàng hóa cho Công ty CP IPP Air Cargo, đầu tháng 9, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, làm rõ toàn bộ hồ sơ xin cấp phép của IPP Air Cargo đảm bảo hồ sơ vẫn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

"Trong đó đặc biệt lưu ý điều kiện về vốn, quốc tịch của các cổ đông tham gia và việc lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài", Bộ GTVT yêu cầu.

Giải trình nội dung này, Cục Hàng không cho biết theo hồ sơ do IPP Air Cargo nộp, 4 cổ đông gồm Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, đại diện là ông Nguyễn Hạnh (Johnathan Hạnh Nguyễn - Việt kiều quốc tịch Mỹ), Công ty TNHH Thương mại Duy Anh (đại diện là ông Nguyễn Phi Long) đều là doanh nghiệp 100% vốn từ nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam và bà Lê Hồng Thủy Tiên, ông Nguyễn William Hiếu là công dân Việt Nam.

Theo đó, cả 4 người là ông Nguyễn Hạnh, ông Nguyễn Phi Long, bà Lê Hồng Thủy Tiên và ông Nguyễn William Hiếu đều được cơ quan công an địa phương cấp Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân theo quy định.

Theo nội dung hồ sơ của IPP Air Cargo, hãng bay sẽ vận hành với vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn góp 210 tỷ đồng, 3 cổ đông còn lại mỗi bên góp 30 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã gửi kèm báo cáo phương án tăng vốn trong 3 năm đầu hoạt động do ghi nhận lợi nhuận âm.

Dự kiến năm đầu tiên, IPP sẽ đưa vào khai thác 5 máy bay chở hàng gồm 3 chiếc Boeing 737-800F và 2 chiếc Boeing 777F, số lượng máy bay sẽ tăng dần theo từng năm để đảm bảo đến đến năm thứ 5 có 10 máy bay (7 chiếc Boeing 737-800F và 3 chiếc Boeing 777F) hoạt động.

Rà soát quốc tịch cổ đông hãng bay của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát, kiểm tra tình trạng quốc tịch các cổ đông góp vốn tại IPP Air Cargo để xác định điều kiện tiếp cận thị trường, thủ tục đầu tư.

Kiến nghị Thủ tướng cấp phép hãng bay của ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không hàng hóa của Công ty CP IPP Air Cargo.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm