Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Lý do ông Trump kích hoạt Tu chính án thứ 5 khi bị xét hỏi ở New York

Ông Trump đã kích hoạt Tu chính án thứ 5 - trong đó quy định công dân Mỹ không bị buộc làm chứng chống lại chính mình - để từ chối trả lời câu hỏi trong cuộc điều tra hôm 10/8.

ong trump bi tham van o new york anh 1

Ông Trump đã kích hoạt Tu chính án thứ 5 để từ chối trả lời câu hỏi trong cuộc điều tra hôm 10/8. Đồ họa: AP.

Ngày 10/8, cựu Tổng thống Donald Trump đã xuất hiện để tham gia thẩm vấn phục vụ cuộc điều tra dân sự về các hoạt động kinh doanh của ông tại New York. Tuy nhiên, ông khẳng định mình sẽ không trả lời thẩm vấn.

Mặc dù mạnh mẽ tuyên bố không làm gì sai, ông Trump lại viện dẫn Tu chính án thứ 5 theo Hiến pháp Mỹ. Theo AP, đây là quyền hiến định nổi tiếng trong cả Quốc hội Mỹ lẫn các chương trình tội phạm trên truyền hình.

Tu chính án thứ 5 là gì?

Tu chính án thứ 5 theo Hiến pháp Mỹ thiết lập một số quyền liên quan đến thủ tục pháp lý, bao gồm cả việc công dân sẽ không bị buộc phải làm chứng chống lại chính mình trong mọi vụ án hình sự.

Theo nghĩa hiểu trực tiếp nhất, Tu chính án thứ 5 cho phép các bị cáo phạm tội hình sự không cần phải đưa ra lời khai trong chính vụ án của mình. Tuy nhiên, quy định này cũng áp dụng trong các trường hợp không có tính chất hình sự.

“Điều đó phản ánh nhiều giá trị cơ bản và những khát vọng cao quý nhất của chúng ta”, Tòa án Tối cao Mỹ viết vào năm 1964.

Tu chính án thứ 5 của Mỹ đưa ra với mục đích ngăn việc một người thú tội sau khi bị tra tấn, hoặc tránh rơi vào tình huống tự buộc tội, khai man hoặc khinh thường trước tòa.

Nhiều thập niên trước đó, tòa án Mỹ cũng đã nghi ngờ về độ tin cậy của những lời thú tội vì bị cưỡng ép.

Theo thời gian, Tu chính án thứ 5 được hiểu là sẽ bảo vệ cả các nhân chứng, chứ không chỉ bị cáo, trong các tòa án hình sự và dân sự, cũng như tại những cơ sở chính phủ khác.

ong trump bi tham van o new york anh 2

Cựu tổng thống rời Trump Tower tại New York hôm 10/8. Ảnh: Reuters.

Tòa án Tối cao Mỹ thậm chí còn cho rằng các quyền trong Tu chính án thứ 5 bảo vệ công chức khỏi bị sa thải nếu họ từ chối làm chứng trong các cuộc điều tra, trừ khi người này được miễn trừ truy tố.

Tu chính án thứ 5 cũng làm cơ sở cho quyền Miranda. Theo luật Mỹ, quyền Miranda là lời cảnh báo của cảnh sát cho nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ, hoặc khi bị tạm giữ thẩm vấn, về quyền được giữ im lặng và có luật sư, và mọi lời nói ra có thể sẽ dùng để chống lại họ trước tòa.

Giới hạn của Tu chính án thứ 5

Theo Paul Cassell - giáo sư luật hình sự tại Đại học Utah, hiện có những tranh cãi về việc liệu quyền này có đang được sử dụng phù hợp hay không. Phía thẩm vấn có thể yêu cầu thẩm phán tuyên bố một công dân buộc phải trả lời, không thì sẽ đối mặt với tội khinh thường tòa án, và họ có thể bị phạt.

Công dân Mỹ cũng có thể chọn quyết định trả lời một số câu hỏi. Tuy nhiên, việc chọn lọc câu hỏi cũng có rủi ro. Việc chỉ trả lời câu hỏi nhất định có thể khiến bên phản đối lập luận nhân chứng không được từ chối những câu hỏi có liên quan. Ngoài ra, một số câu hỏi trông “vô thưởng vô phạt” có thể là nhằm mục đích xây dựng bằng chứng về một cáo buộc mà nhân chứng chưa nắm được.

Trong vụ án hình sự, công tố viên không thể bình luận về việc bị cáo từ chối làm chứng và bồi thẩm đoàn không thể bị thuyết phục rằng bị cáo im lặng tức là họ nhận tội. Tòa án tối cao Mỹ đã nêu rõ suy luận kiểu vậy sẽ bị phạt, bởi bị cáo chỉ đang viện dẫn quyền bảo vệ bởi Hiến pháp.

Còn về các vụ án dân sự, theo giáo sư luật hình sự của Đại học Howard, Lenese Herbert, dưới góc nhìn của công chúng, việc giữ im lặng là biểu hiện tiêu cực.

"Nhưng đó chỉ là kết quả của quá trình giáo dục công dân không tốt", bà nói.

Cựu công tố viên liên bang thường nhắc nhở các sinh viên của bà rằng mặc dù bồi thẩm đoàn có thể muốn nghe câu chuyện bên phía bị cáo, luật sư bào chữa có nhiệm vụ đảm bảo bồi thẩm đoàn hiểu rằng thân chủ của họ có quyền không đưa ra lập trường.

"Tôi không còn lựa chọn"

Về vụ việc của ông Trump, các luật sư của cựu tổng thống khẳng định cuộc điều tra dân sự của Tổng chưởng lý New York Letitia James về cơ bản là nhằm tìm hiểu sự thật cho một cuộc điều tra khác của Biện lý quận Manhattan, Alvin Bragg.

ong trump bi tham van o new york anh 3

Dù từng ám chỉ những ai có tội mới cần dùng tu chính án thứ 5, chính ông Trump đã kích hoạt quyền này trong cuộc thẩm vấn tại New York hôm 10/8. Ảnh: Reuters.

Cuộc điều tra dân sự do bà James dẫn đầu liên quan đến cáo buộc công ty ông Trump, Trump Organization, đã khai báo sai giá trị của tài sản khiến bên cho vay cùng cơ quan thuế nhầm lẫn.

Bà James cáo buộc Trump Organization khai khống giá trị tài sản nắm giữ để gây ấn tượng với những bên cho vay, rồi báo cáo giá trị nhỏ hơn khi kê khai tài sản để giảm gánh nặng thuế.

Ông Trump phủ nhận các cáo buộc, giải thích rằng việc tìm kiếm mức định giá tốt nhất là một thực tế phổ biến trong ngành bất động sản. Ông nói rằng cuộc điều tra là một phần của "cuộc săn phù thủy" có động cơ chính trị.

Trong khi đó, cuộc điều tra của bà James đã khiến văn phòng biện lý quận đưa ra tội danh gian lận thuế với Trump Organization và giám đốc tài chính. Các bị cáo cũng phủ nhận mọi cáo buộc.

Trong quá khứ, ông Trump từng nhiều lần ám chỉ chỉ có ai đang che giấu điều gì đó mới cần dùng đến tu chính án thứ 5. Tuy nhiên, hôm 10/8, cựu tổng thống khẳng định ông không còn lựa chọn nào khác.

“Tôi từng nghĩ nếu vô tội thì sao cần dùng tu chính án thứ 5", ông nói. "Giờ thì tôi có câu trả lời rồi", ông cho biết trong tuyên bố, gọi cuộc thẩm vấn là "lần thăm dò bất chính mang màu sắc thù hằn và vụ lợi cá nhân".

“Hiến pháp Mỹ tồn tại vì mục đích này và tôi sẽ sử dụng nó tối đa để tự vệ trước cuộc tấn công ác ý này”, ông kết luận.

Luật sư của cựu tổng thống Ronald Fischetti nói ông khuyên ông Trump nên lựa chọn tu chính án thứ 5, trừ khi các câu trả lời của ông được miễn trừ pháp lý. Tuy nhiên, ông Fischetti phàn nàn việc công khai lựa chọn như vậy có thể gây bất lợi cho quá trình bào chữa nếu ông Trump nhận cáo buộc hình sự.

Ba người con của ông Trump - Donald Jr., Ivanka và Eric - đã bị thẩm vấn. Theo hồ sơ của tòa án, Eric Trump đã viện dẫn tu chính án thứ 5 hơn 500 lần trong năm 2020. Donald Jr. và Ivanka được cho là đã lấy lời khai và chưa rõ họ có viện dẫn quyền này hay không.

Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, tư gia cựu tổng thống bị khám xét FBI vẫn chưa lên tiếng dù đã 3 ngày trôi qua kể từ khi bất ngờ khám xét khu nghi dưỡng Mar-a-Lago tại bang Florida của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc khám xét im lặng và sóng gió bên ngoài Mar-a-Lago

Thắc mắc về mục đích FBI khám xét nhà ông Trump vẫn chưa có lời giải, khi không rõ đây là tiền đề cho việc truy tố cựu tổng thống, hay chỉ để kiểm tra ông đã trả toàn bộ tài liệu.

Ông Trump đối mặt với loạt kiện tụng và điều tra pháp lý

Dù FBI chưa xác nhận mục đích khám xét nhà ông Trump ở Palm Beach hôm 8/8, cựu tổng thống Mỹ đang là trung tâm của một loạt vụ kiện tụng và điều tra pháp lý.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm