Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mâu thuẫn khiến Elon Musk rời OpenAI

Là một trong nhiều nhà đồng sáng lập, Elon Musk rời OpenAI từ năm 2018 do không thể tiếp quản công ty.

Elon Musk. Ảnh: Bloomberg.

Nguồn tin của Semafor tiết lộ lý do khiến Elon Musk rời OpenAI, công ty đứng sau ChatGPT, đến từ việc không thể nắm quyền điều hành.

Theo Business Insider, lý do trên hoàn toàn khác so với thông báo được vị tỷ phú đưa ra năm 2018, nói rằng việc rút khỏi OpenAI nhằm tránh xung đột lợi ích với Tesla.

Năm 2015, Musk là một trong nhiều đồng sáng lập của OpenAI. Nguồn tin cho biết vào 2018, ông nói với Sam Altman rằng OpenAI đã tụt hậu so với Google.

Thời điểm đó, Musk đề nghị nắm quyền kiểm soát và vận hành OpenAI. Theo Semafor, đấu tranh quyền lực xảy ra khi đồng sáng lập Greg Brockman từ chối đề nghị của CEO Tesla. Trong khi đó, Altman tự bổ sung chức danh chủ tịch, bên cạnh giám đốc trong các tài liệu thuế vào năm 2018.

Nhận nhiều phản đối từ đồng nghiệp, Musk quyết định rời hội đồng quản trị và rút khoản đầu tư lớn tại OpenAI.

Thời điểm đó, Tesla đang phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) cho tính năng tự lái. Theo lập luận của Musk, hãng xe điện có thể chiêu mộ nhân tài từ những công ty khác, kể cả OpenAI.

Tháng 2/2018, OpenAI cho biết Musk vẫn cố vấn và hỗ trợ tài chính sau khi rời công ty. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra.

Thiếu nguồn đầu tư của CEO Tesla là một trong những nguyên nhân khiến OpenAI gặp khó khi đào tạo các mô hình trên siêu máy tính.

Elon Musk roi OpenAI anh 1

Sam Altman trong một sự kiện năm 2017. Ảnh: Reuters.

Sau sự xuất hiện của Google Brain vào năm 2019, OpenAI quyết định chuyển hướng sang transformer, mô hình học máy dùng trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính. Công ty cũng thành lập tổ chức vì lợi nhuận để có kinh phí phát triển các mô hình AI.

Kể từ đó, Musk thường xuyên chỉ trích OpenAI. Trong đoạn tweet đăng năm 2019, ông thừa nhận "không đồng tình với một số hoạt động mà OpenAI muốn thực hiện". Năm 2020, CEO Tesla cho biết công ty "nên cởi mở hơn".

Tháng 12/2022, vị tỷ phú tiếp tục đăng tweet với nội dung: "OpenAI khởi đầu là dự án mã nguồn mở và phi lợi nhuận. Tuy nhiên chưa điều nào thành sự thật".

Trong một bài viết của Altman, vị tỷ phú bình luận ChatGPT "tốt một cách đáng sợ", khẳng định "không còn xa để chúng ta chứng kiến những AI mạnh đến mức nguy hiểm".

Chỉ trích của Musk cho OpenAI chưa dừng lại khi vào tháng 2, ông tiếp tục đăng tweet về hoạt động kinh doanh của công ty.

"OpenAI được tạo ra dưới dạng mã nguồn mở (đó là lý do tôi đặt tên 'Open' AI), và phi lợi nhuận để cạnh tranh với Google. Nhưng giờ đây họ biến thành công ty mã nguồn đóng, lợi nhuận được kiểm soát tối đa bởi Microsoft. Tất cả không phải dự định ban đầu của tôi", vị tỷ phú viết.

Xuất bản học thuật phủ nhận tác quyền của ChatGPT

Hiện có một làn sóng lo ngại rằng AI, với những nghiên cứu thiếu sót hay thậm chí bịa đặt, có thể gây nguy hại cho các tài liệu học thuật. Springer-Nature, một đơn vị xuất bản gần 3.000 tạp chí, đã cập nhật chính sách của mình, tuyên bố rằng ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Nhiều đơn vị xuất bản khác đã thực hiện những cập nhật tương tự.

Vì sao Elon Musk yêu thích biểu tượng bãi phân

Tất cả email báo chí gửi đến Twitter được phản hồi bằng biểu tượng bãi phân. Musk cũng nhiều lần dùng biểu tượng này trước những “đối thủ”.

Bill Gates: GPT là bước tiến công nghệ lớn nhất trong 40 năm

Đồng sáng lập Microsoft nhận định mô hình ngôn ngữ GPT của OpenAI là bước tiến công nghệ lớn nhất kể từ giao diện đồ họa vào năm 1980.

Bí ẩn đằng sau siêu AI GPT-4

OpenAI ra mắt GPT-4, mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn GPT-3 và ChatGPT, nhưng giữ bí mật tất cả chi tiết kỹ thuật đằng sau siêu AI.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm