Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do FIFA mất 10 phút để chiếu lại tình huống việt vị ở World Cup

Công nghệ bắt việt vị bán tự động giúp trọng tài đưa ra quyết định nhanh hơn, nhưng việc dựng hình lại tốn nhiều thời gian.

SAOT giúp trọng tại quyết định nhanh chóng nhưng dựng hình 3D tốn nhiều thời gian xử lý. Ảnh: FIFA.

Công nghệ bắt việt vị bán tự động (SAOT) chính thức được áp dụng tại World Cup 2022 tại Qatar. Được FIFA thử nghiệm thành công tại Arab Cup 2021 và FIFA Club World Cup 2021, SAOT giúp đưa ra quyết định bắt lỗi việt vị nhanh chóng và chính xác hơn.

Tuy nhiên, công nghệ mới khiến người theo dõi qua truyền hình phải chờ đợi khá lâu để được xem lại tình huống mô phỏng. Khác với hình thức VAR truyền thống, các vạch kẻ, video chiếu lại xuất hiện nhanh chóng sau khi tình huống xảy ra, FIFA trình chiếu mô phỏng 3D khoảng 10 phút sau khi bàn thắng bị từ chối ở World Cup năm nay.

Do vậy, nhiều tranh cãi, bất bình xuất hiện trên mạng xã hội từ người hâm mộ của hai đội trong thời gian chờ đợi video mô phỏng được phát hành. Điều này trái ngược với tính “nhanh chóng” và “chính xác” của công nghệ mà FIFA đã quảng bá trước giải đấu.

Viet vi ban tu dong anh 1

Dữ liệu tổng hợp từ tình huống việt vị sẽ được dùng để tạo hình ảnh mô phỏng 3D, trình chiếu sau. Ảnh: The Times.

Tuy nhiên, bản chất của giải pháp SAOT và video được trình chiếu cuối cùng không giống nhau. Thực tế, các cảm biến, camera xung quanh sân đấu và trên quả bóng Al Rihla giúp đưa ra kết quả tự động về tính huống nghi ngờ việt vị, dẫn đến từ chối bàn thắng.

“Bằng cách kết hợp dữ liệu theo dõi tay, chân người và quả bóng, công nghệ mới cung cấp cảnh báo việt vị tự động cho trọng tài trong phòng điều hành bất cứ khi nào cầu thủ tấn công trong tư thế phạm lỗi”, FIFA cho biết.

Phần thông tin từ máy tính sẽ được trọng tài VAR kiểm tra thủ công một lần nữa dựa trên đường kẻ việt vị được kéo tự động. Quá trình này diễn ra trong vòng vài giây và nhanh chóng được thông báo kết quả đến trọng tài chính điều khiển trên sân.

Đây là lý do SAOT được cho là nhanh và chính xác hơn công nghệ VAR cũ. Nhiều máy tính, công nghệ, cảm biến cùng tham gia vào quá trình kiểm tra việt vị. Đồng thời, trọng tài chính không cần phải di chuyển ra ngoài sân để theo dõi tình huống quay chậm như trước đây.

Trong khi đó, video mô phỏng chiếu lại sẽ được tổng hợp dữ liệu trở lại từ tình huống để dựng hình 3D. Điều này đồng nghĩa video cần được xử lý, thiết kế đồ họa từ các thông tin được cung cấp. Đây là lý do khiến thời gian chờ đợi xử lý kéo dài khoảng 10 phút để được trình chiếu.

“Video hoạt họa 3D mô tả góc nhìn tốt nhất của tay, chân cầu thủ trên sân. Clip được chiếu ở màn hình lớn trên sân và cung cấp đến các đối tác phát sóng để khán giả theo dõi”, FIFA cho biết.

Sau 3 ngày thi đấu, công nghệ mới giúp giải quyết, đưa ra mô phỏng trực quan cho những tình huống gây tranh cãi thuộc khuôn khổ giải đấu. Một trong những tình huống phức tạp, khó theo dõi diễn ra ở phút thứ 3 của trận khai mạc giữa Qatar và Ecuador.

Trong khi đó, SAOT cũng gây tranh cãi khi từ chối bàn thắng của Argentina trước Saudi Arabia trong khuôn khổ bảng C. Công nghệ bắt Martinez việt vị trước khi đưa bóng vào lưới. Tuy nhiên, video mô phỏng phát sóng sau đó cho thấy cả 2 chân của tiền đạo thuộc biên chế Inter Milan ở trên hậu vệ đối thủ. Phần bị tính việt vị là cánh tay của cầu thủ số 22.

Hệ thống SAOT có 12 camera chuyên dụng, liên tục theo dõi vị trí của bóng và 29 điểm trên cơ thể cầu thủ. Dữ liệu thu được sẽ do AI xử lý theo thời gian thực, kết hợp thông tin do bóng Al Rihla truyền về 500 lần/giây. Dữ liệu do camera và quả bóng tạo ra cũng sẽ được sử dụng để tạo hoạt ảnh tự động có thể phát trên màn hình sân vận động và truyền hình.

Những cuốn sách hay nhất về World Cup

Trong gần 100 năm và 21 mùa World Cup, những trận đấu hay trong quá khứ đã để lại nhiều ký ức đẹp cho người xem. Zing giới thiệu Tủ sách World Cup, tập hợp những câu chuyện thú vị từ nhiều tác giả tên tuổi về giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh.

Người đầu tiên có nửa tỷ lượt theo dõi trên mạng xã hội

Ronaldo là người dùng cá nhân đầu tiên trên thế giới đạt mốc 500 triệu theo dõi trên mạng xã hội.

Ảnh chụp chung của Ronaldo và Messi là hình ghép

Ronaldo và Messi được chụp ảnh ở hai địa điểm khác nhau. Tác phẩm được đăng tải lên mạng xã hội là một tấm hình ghép.

Ronaldo đổi điện thoại

Siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha đã chuyển sang sử dụng iPhone sau một thời gian dài dùng điện thoại Huawei.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm