Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông thay phà Cát Lái

Tỉnh Đồng Nai đề xuất dự án xây hầm vượt sông thay thế phà Cát Lái, nhằm tăng thêm tuyến kết nối giữa hai địa phương và kết nối với sân bay Long Thành.

Tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề xuất của tỉnh Đồng Nai về nghiên cứu thêm phương án xây dựng hầm vượt sông thay thế phà Cát Lái kết nối tỉnh Đồng Nai với TP Hồ Chí Minh.

Dong Nai Ham Cat Lai anh 1

Bến phà Cát Lái hiện hữu nối TP Hồ Chí Minh với Đồng Nai.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức, dự án cầu thay phà Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Tuy nhiên, cầu Cát Lái cần có độ thông thuyền cao để tàu lưu thông, do đó hai đầu cầu phải thu hồi diện tích đất lớn, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến hoạt động của Cảng Cát Lái, do đó tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan trung ương chấp thuận cho nghiên cứu thêm phương án xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai kết nối Đồng Nai với TP.HCM thay cho phương án xây dựng cầu Cát Lái.

Trước đó, Công ty CP Fecon và đối tác là Công ty Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đã đề xuất với tỉnh Đồng Nai về phương án xây dựng hầm vượt sông thay thế xây cầu đối với Dự án xây cầu thay phà Cát Lái. Đồng thời, các đơn vị cũng đưa ra hai phương án xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai với các hầm hở phía TP.HCM và Đồng Nai, cùng với đó là phần hầm kín vượt sông. Cả hai phương án đều được đề xuất có hai tuyến hầm chạy song song.

Với phương án một, Công ty CP Fecon đưa ra phương án 8 làn đường với 4 làn đường mỗi hầm, vận tốc thiết kế 80 km/h. Với phương án này, chiều dài tuyến là hơn 2,3 km.

Với phương án hai, đơn vị đề xuất quy mô 6 làn đường với 3 làn đường mỗi hầm. Chiều dài tuyến hơn 1,7 km.

Theo doanh nghiệp đề xuất xây hầm thì đây là các phương án đề xuất mới chỉ là những phương án gợi mở do thời gian nghiên cứu ngắn và chưa có số liệu đầy đủ, chi tiết về địa chất cũng như các quy hoạch liên quan. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cho biết qua nghiên cứu, phương án rẻ nhất và nhanh nhất để thi công hầm thay cho xây dựng cầu Cát Lái có chi phí từ 9-10 nghìn tỷ đồng và thời gian thi công dưới hai năm.

Theo Sở Giao thông vận tải Đồng Nai, dự án Cầu Cát Lái hiện đã được UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh nghiên cứu, phối hợp với TP.HCM để có kế hoạch triển khai. Dự án đã được quy hoạch từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện. Từ trước đến nay, phương án đầu tư xây dựng được tính toán chỉ là phương án xây dựng cầu vượt sông.

Phương án xây dựng hầm vượt sông của Công ty CP Fecon là ý tưởng mới. Do đó doanh nghiệp cần có báo cáo cụ thể để Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm việc nhằm lựa chọn phương án phù hợp, hiệu quả nhất. Đồng thời, Công ty CP Fecon cần phải làm việc, kết nối với các cơ quan chức năng của TP.HCM để đề xuất ý tưởng.

Thủ tướng đồng ý xây hầm Cát Lái vượt sông

Ngày 3/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý phương án xây dựng hầm vượt sông thay thế cho phương án xây cầu Cát Lái kết nối Đồng Nai và TP.HCM.

Thủ tướng lần thứ 5 kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành

Sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Tiết kiệm 4.000 tỷ, ACV xin làm ngay đường số 2 sân bay Long Thành

Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỷ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, ACV đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.

Bạn có thể quan tâm