Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Tùng. |
Trước đó, cũng tại buổi làm việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan trung ương chấp thuận phương án xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai kết nối Đồng Nai với Thành phố Hồ Chí Minh thay cho phương án xây dựng cầu Cát Lái nhằm đảm bảo mỹ quan khu vực hai bên sông cũng như tránh ảnh hưởng đến hoạt động của Cảng Cát Lái.
Giữa tháng 11 vừa qua, tại buổi làm việc với các sở, ngành của tỉnh, Công ty CP Fecon và đối tác là Công ty Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đã đề xuất phương án xây dựng hầm vượt sông thay thế xây cầu đối với Dự án xây cầu thay phà Cát Lái. Đồng thời, các đơn vị cũng đưa ra hai phương án xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai với các hầm hở phía Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, cùng với đó là phần hầm kín vượt sông. Cả hai phương án đều được đề xuất có hai tuyến hầm chạy song song.
Với phương án 1, Công ty CP Fecon đưa ra phương án 8 làn đường với 4 làn đường mỗi hầm, vận tốc thiết kế 80 km/h. Với phương án này, chiều dài tuyến là hơn 2,3 km.
Trong khi đó, với phương án hai, đơn vị đề xuát quy mô 6 làn đường với 3 làn đường mỗi hầm. Chiều dài tuyến hơn 1,7 km.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý phương án xây dựng hầm vượt sông thay cầu Cát Lái. Ảnh: Tư liệu. |
Cũng theo các đơn vị này, các phương án đề xuất mới chỉ là những phương án gợi mở do thời gian nghiên cứu ngắn và chưa có số liệu đầy đủ, chi tiết về địa chất cũng như các quy hoạch liên quan. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp cũng cho biết thêm, qua nghiên cứu, phương án rẻ nhất và nhanh nhất để thi công hầm thay cho xây dựng cầu Cát Lái có chi phí từ 9-10 nghìn tỷ đồng và thời gian thi công dưới hai năm.
Bên cạnh việc đồng ý phương án xây dựng hầm vượt sông thay cầu Cát Lái, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đồng ý chủ trương nâng cấp tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây lên 10 làn xe nhằm đảm bảo kết nối giữa Sân bay Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh.
Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và Đột phá
Cuốn sách Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và Đột phá của Thủ tướng, Phó Giáo sư Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, khái quát bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam từ khi giành được độc lập tới cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Qua đó, giúp bạn đọc hiểu tường tận về một giai đoạn thăng trầm và đột phá của kinh tế nước nhà. Cuốn sách là kết quả của sự đầu tư nghiêm túc với lượng thông tin phong phú, được sưu tầm, tuyển chọn và tính toán từ nhiều nguồn trong nước và nước ngoài trong khoảng thời gian dài.