Cáp quang biển vẫn là giải pháp tối ưu cho kết nối Internet quốc tế. Ảnh: Airtel. |
“Ác cảm” với cáp quang biển là cảm giác của nhiều người dùng Internet, vì sự cố cáp quang biển xảy ra thường xuyên, kéo theo đó là những đợt Internet chậm, không ổn định. “Tôi không hiểu sao các đường cáp quang biển lại mong manh như vậy, sự cố thường xuyên, trong khi thời gian khắc phục lại rất lâu”, anh Xuân Long (Hà Nội), chia sẻ.
Thực tế, cáp quang biển hay gặp sự cố đứt gãy hoặc ngừng hoạt động. Công ty phân tích viễn thông TeleGeography ước tính mỗi năm có khoảng 100 sự cố với hệ thống cáp ngầm. Chỉ riêng ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 10 sự cố, thời gian trung bình khắc phục sự cố vào khoảng một tháng, theo ước tính của Viettel Networks.
Sự cố xảy ra thường xuyên đến mức Việt Nam thường chỉ có 3 trong số 5 tuyến cáp hoạt động bình thường, đại diện công ty này cho biết.
Cáp đất liền và vệ tinh đắt đỏ, hiệu suất kém
Các giải pháp thay thế thường được nhắc đến là cáp quang đất liền hoặc Internet vệ tinh. Nhưng cáp biển vẫn là xương sống của Internet, mang 95% lưu lượng viễn thông quốc tế, theo ước tính của Dgtl Infra. Lý do là cáp ngầm cung cấp dung lượng băng thông tốc độ cao hơn nhiều lần so với vệ tinh, và độ trễ thấp hơn cả vệ tinh và cáp đất liền.
So với cáp quang đất liền cáp quang biển có lợi thế về khoảng cách và khả năng kết nối với nhiều quốc gia trên đường kết nối đến các trung tâm dữ liệu. Ảnh: Shutterstock. |
“So với cáp quang đất liền, các tuyến cáp quang biển có lợi thế về địa lý. Lý do là một phần lớn lưu lượng Internet đi Mỹ, nơi tập trung nhiều trung tâm dữ liệu, và qua biển là hướng đi cáp ngắn nhất mà lại đi qua được nhiều nước”, ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết trong họp báo về tình hình cáp quang, do Bộ TTTT tổ chức chiều 10/2.
“Trong khi đó các tuyến cáp đất liền sẽ phải đi vòng rất nhiều, qua nhiều nước, làm chi phí xây dựng và vận hành tăng cao. Quãng đường xa cũng làm tăng độ trễ và ảnh hưởng chất lượng kết nối”, Cục trưởng Viễn thông cho biết thêm. Các hệ thống Internet vệ tinh thì có chi phí rất cao, có thể gấp 20 lần hiện nay.
Thêm 4 tuyến cáp quang biển khác để phòng ngừa sự cố
“Hầu hết công ty viễn thông đều đảm bảo một số lượng cáp quang biển an toàn, trải rộng dung lượng trên nhiều tuyến để nếu một tuyến bị đứt, mạng vẫn chạy trơn tru qua các tuyến khác trong khi chờ khắc phục và không ảnh hưởng đến người dùng”, theo nhà phân tích Alan Mauldin tại TeleGeography.
Bản đồ hơn 420 tuyến cáp quang biển trên thế giới, với tổng chiều dài 1,3 triệu km. Ảnh: TeleGeography. |
Do chỉ có 5 tuyến cáp biển, khi một hoặc một vài tuyến gặp sự cố, kết nối của người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng rõ rệt. Để so sánh, Malaysia có 25,3 triệu người dùng Internet và 22 tuyến cáp biển, Thái Lan có 36,5 triệu người dùng và 10 tuyến. Trong khi đó, Việt Nam có hơn 72 triệu người dùng Internet chia sẻ 5 tuyến SMW3, AAG, IA, APG và AAE-1.
Đây cũng là lý do quy hoạch hạ tầng Internet của Việt Nam tập trung vào phát triển thêm các tuyến cáp quang biển. Ngoài 5 tuyến cáp hiện có, Việt Nam có 2 tuyến ADC, SJC2 với điểm cập bờ Quy Nhơn dự kiến đưa vào vận hành trong năm nay, do VNPT và Viettel tham gia phát triển.
“Các tuyến này vẫn được phát triển bởi liên minh các công ty đến từ nhiều nước. Ngoài ra Bộ có chỉ đạo xây dựng các tuyến do Việt Nam làm chủ, có thể là 2 tuyến nữa, đưa tổng số cáp quang biển lên 9”, ông Hồng Thắng cho biết. Lợi thế của các tuyến do Việt Nam làm chủ là doanh nghiệp sẽ chủ động hơn khi xuất hiện sự cố.
“Đây là chỉ tiêu rất cao và thách thức”, Cục trưởng Viễn thông lưu ý.
Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ
Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.