“Hồi trẻ chỉ cần vận động một chút là giảm được cân ngay, thế mà giờ sao tập mãi chẳng giảm được”. Khi nghe được tiếng lòng của những người trong độ tuổi 40, ai cũng đều đang có những trăn trở giống như vậy. Đó là bởi chuyển hóa cơ bản trong cơ thể chúng ta đang suy giảm theo thời gian.
Chuyển hóa cơ bản trong cơ thể là năng lượng cơ thể sử dụng ngay cả khi chúng ta không hoạt động gì và chìm trong giấc ngủ. Đó là ngọn lửa mà khi còn trẻ, chỉ cần ta còn sống là sẽ còn cháy hừng hực, nhưng sẽ yếu dần theo thời gian.
Chính vì vậy, nếu bạn vẫn tiếp tục chế độ ăn uống như khi còn trẻ, bạn chắc chắn sẽ tăng cân. Ví dụ, cùng thực hiện chế độ hạn chế đường với mục tiêu “giảm 3 kg”, khi bạn càng lớn tuổi, nếu bạn không tuân thủ nghiêm ngặt, bạn sẽ không thể thành công.
Về lượng hấp thu đường, tôi thường khuyên mọi người để duy trì được cân nặng cần hạn chế lượng đường trong khoảng 120 g một ngày đối với nam và 110 g một ngày đối với nữ, và để giảm cân cần đảm bảo lượng đường trong khoảng 6 g một ngày, tuy nhiên, tùy theo độ tuổi mà bạn cũng cần tăng giảm cho phù hợp.
Các bạn có thể tham khảo danh sách lượng đường trong các loại thực phẩm ở bảng 2-3 để kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
Chăm sóc và điều trị người bị tiểu đường ở người cao tuổi. Nguồn: cbsnews. |
Gluten free chưa chắc đã là “thực phẩm tốt cho sức khỏe”
Hiện nay, ngày càng có nhiều thực phẩm được ca tụng là “gluten free (không có gluten)”. Cũng có người nhầm lẫn gluten với carbohydrate nên tôi sẽ giải thích một chút về sự hiểu nhầm này.
Gluten là một loại protein có trong lúa mì, không phải là carbohydrate. Tất nhiên, không phải tất cả lúa mì đều có chất này.
Trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều người bị dị ứng với loại protein này trong lúa mì và vận động viên quần vợt Novak Djokovic cũng là một trong số những người như thế.
Cơ chế dị ứng với gluten trong lúa mì cũng tương tự tình trạng “dị ứng kiều mạch”. Những người dị ứng kiều mạch chỉ có phản ứng dị ứng với protein có trong bột kiều mạch chứ không phải dị ứng với carbohydrate, vốn chiếm quá nửa lượng chất dinh dưỡng trong bột kiều mạch.
Thậm chí, để tránh không bị dị ứng, những người này chỉ có thể “không ăn các món có sử dụng bột kiều mạch”. Và giống những người dị ứng với kiều mạch phải tránh xa các sản phẩm sử dụng bột kiều mạch, những người dị ứng với gluten cũng phải tránh xa các món sử dụng bột mì như bánh mì hay mì Ý.
Khi đó, do không ăn bột mì, loại thực phẩm đại diện cho carbohydrate đối với người phương Tây, nên kết quả là bạn sẽ gầy đi do giảm lượng carbohydrate hấp thu vào cơ thể. Nói cách khác, dù có mong muốn hay không thì những người dị ứng với gluten đều dễ thực hiện chế độ ăn hạn chế đường.
Chỉ là “thực phẩm không có gluten” hay “thực đơn không có gluten” lại không phải là những bữa ăn hạn chế đường. Những loại thực phẩm đó chỉ là “không có chứa gluten = không sử dụng bột mì” và trong các thực đơn như vậy hầu như đều là các món có sử dụng các loại carbohydrate khác như bột gạo để thay thế cho bột mì.
Các vận động viên giống như Djokovic trước mỗi trận đấu nếu không hấp thu đường sẽ không duy trì được năng lượng cho cơ thể trong cả trận. Chính vì vậy, các loại thực phẩm không có gluten thay thế cho bột mì càng quan trọng hơn với họ.
Ngoài ra, không chỉ có Djokovic, những người bị dị ứng với gluten đương nhiên cũng có thể cải thiện tình trạng cơ thể nhờ chế độ ăn “không gluten”.
Tuy nhiên, nếu ngay đến cả những người không bị dị ứng cũng bị ảnh hưởng và cho rằng “không có gluten chính là chế độ ăn lành mạnh” thì đó lại là chuyện thật nực cười.
Và điều quan trọng hơn cả chính là không có gluten không đồng nghĩa với không có carbohydrate. Chính vì vậy, nếu bạn ăn nhiều các món không có gluten, bạn vẫn sẽ béo. Đừng nhầm lẫn về điều này.