Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Luật CCCD (sửa đổi), trong đó đề cập đến việc lược bỏ vân tay của ngón trỏ trái, ngón trỏ phải và đặc điểm nhận dạng phía sau thẻ CCCD. Một số ý kiến băn khoăn việc làm trên liệu có gây khó khăn, bất cập trong công tác quản lý công dân hay không và Bộ Công an đã lên tiếng lý giải.
Cụ thể, theo Bộ Công an, những thông tin về vân tay, đặc điểm nhận dạng không được thể hiện trên bề mặt thẻ CCCD, tuy nhiên vẫn sẽ được quản lý trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ CCCD (chip điện tử).
Căn cước công dân gắn chip có thông tin về vân tay Ảnh: Đoàn Bổng. |
Việc lược bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng trên thẻ CCCD để bảo đảm tính riêng tư cho công dân trong quá trình sử dụng thẻ. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể khai thác thông tin trong chip điện tử thông qua các phương tiện nghiệp vụ, không phát sinh vướng mắc.
Liên quan đến hiệu lực của chứng minh thư nhân dân cũ, dự thảo luật CCCD sửa đổi quy định chuyển tiếp theo hướng chứng minh thư nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh thư nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về thay đổi, điều chỉnh thông tin liên quan đến chứng minh thư nhân dân, thẻ CCCD trong các giấy tờ đã cấp.
Được biết, tính đến ngày 25/3, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ CCCD cho người đủ điều kiện. Do đó, việc quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh thư nhân dân cơ bản không tác động đến công dân.
Việc thay đổi mẫu thẻ CCCD (sau khi Luật có hiệu lực thi hành) không tác động đến những người đã được cấp thẻ CCCD hiện nay. Những thẻ CCCD đã được cấp vẫn có giá trị đến hết thời hạn sử dụng được ghi trong thẻ.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.