Theo ông Mai Đức Chính - Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, trong đó có nhu cầu về nhà ở là căn cứ hết sức quan trọng trong việc xác định mức lương tối thiểu vùng.
Được biết, vừa qua Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam mới công bố khảo sát tình hình tiền lương, thu nhập của người lao động năm 2015 trong 60 DN, trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố đại diện cho 4 vùng lương tại các lĩnh vực dệt may, giày da, chế biến nông lâm thủy sản, dịch vụ - thương mại, giao thông vận tải, cơ khí, điện tử…
Kết quả cho thấy, tiền lương (thu nhập) trung bình của người lao động vào khoảng 3,8 triệu đồng/tháng, trong đó: Tiền lương trung bình vùng I: 4,369 triệu đồng/tháng; vùng II: 3,86 triệu đồng/tháng; vùng III: 3.811.000 đồng/tháng; vùng IV: 3,225 triệu đồng/tháng.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 từ 350.000- 550.000 đồng/mức (tăng trung bình khoảng hơn 16% so với mức lương tối thiểu 2015). |
Khảo sát của người lao động ở một vài DN FDI về ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu với cuộc sống của họ, nhiều trong số được hỏi cho rằng, họ được hưởng lợi khi điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.
Dự kiến vào tuần cuối cùng của tháng 7 này, Hội đồng Tiền lương Quốc gia - gồm đại diện 3 bên: phía Chính phủ là Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội, đại diện cho phía sử dụng lao động là Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đại diện cho người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sẽ nhóm họp để bàn phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2016, nhằm kịp thời trình Chính phủ vào tháng 10 tới.