Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lượng phát thải CO2 lập kỷ lục bất chấp đại dịch Covid-19

Tổ chức Khí hậu Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu trong bầu khí quyển đã đạt mức kỷ lục, bất chấp đại dịch Covid-19.

Theo Guardian, Tổ chức Khí hậu Thế giới (WMO) nhận định sự sụt giảm khí thải do các biện pháp phong tỏa trên toàn cầu chỉ góp một phần "rất nhỏ" và lượng khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển đã đạt mức kỷ lục.

Lượng khí thải được cắt giảm trong năm nay do hậu quả trực tiếp của đại dịch Covid-19 được ước tính vào khoảng từ 4,2 đến 7,5%.

Báo cáo của WMO cho biết lượng CO2 trung bình trong tháng 9 năm nay đo được tại trạm Mauna Loa ở Hawaii là 441,3 ppm - cao hơn so với con số 408,5 ppm cùng kỳ năm ngoái. Điều tương tự cũng được ghi nhận ở Cape Grim của Tasmania, Australia với mức tăng từ 408,6 ppm năm 2019 lên 410,8 ppm trong năm nay.

WMO cũng cho biết đã có một "sự bùng nổ" về lượng CO2 trung bình trong cả năm 2019, với mức tăng cao hơn tốc độ trung bình trong cả thập kỷ qua. Dữ liệu cho thấy các hành động nhằm cắt giảm khí thải hiện còn ở rất xa so với những gì cần thiết nhằm tránh những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.

nong do khi CO2 trong khi quyen o muc bao dong anh 1

Hoạt động của con người góp phần khiến nồng độ khí CO2 trong khí quyển gia tăng ở mức đáng báo động. Ảnh: AFP.

Các nhà khoa học cho rằng lượng khí thải phải giảm khoảng một nửa (so với mức hiện nay) vào năm 2030 để thế giới có hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C. Hàng trăm triệu người được dự báo phải đối mặt với các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và bão dẫn đến nghèo đói và di dân.

Các quốc gia đã cam kết tăng cường cắt giảm khí thải tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc ở Glassgow vào tháng này, nhưng cuộc họp đã bị hoãn lại một năm do đại dịch Covid-19.

"Việc giảm lượng khí thải liên quan đến phong tỏa chỉ là một đốm sáng nhỏ trên đồ thị dài hạn", ông Petteri Taalas, tổng thư ký của WMO, chia sẻ và cho rằng chúng ta cần làm phẳng đường cong một cách bền vững hơn.

"Chúng ta đã đạt ngưỡng 400 ppm vào năm 2015 và chỉ 4 năm sau, chúng ta đã vượt qua ngưỡng 410 ppm. Sự gia tăng như vậy là chưa từng có trong lịch sử quan sát của chúng tôi", ông Taalas nói thêm.

"CO2 vẫn ở lại trong khí quyển qua nhiều thế kỷ. Lần cuối cùng Trái Đất có nồng độ CO2 tương đương là cách đây 3 đến 5 triệu năm, khi nhiệt độ nóng hơn 2-3 độ C và mực nước biển cao hơn hiện tại từ 10-20 m. Nhưng khi đó không có 7,7 tỷ người", ông Taalas cho biết.

Phát hiện chấn động dưới đáy biển Địa Trung Hải Video được quay ở biển Địa Trung Hải bởi nhóm bảo vệ môi trường của Pháp cho thấy có rất nhiều găng tay và khẩu trang đã qua sử dụng trong đại dịch Covid-19 nằm dưới đáy biển.

Bùng nổ gấu hoang ở Nhật

Theo dữ liệu từ Bộ Môi trường Nhật Bản, gấu hoang dã đang bùng nổ với số lượng lớn nhất trong nhiều năm qua, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đất nước Mặt Trời mọc.

Sri Lanka trả Anh container rác thải chứa bộ phận cơ thể người

Sri Lanka bắt đầu gửi trả Anh 242 container rác thải độc hại, trong đó có các bộ phận cơ thể người từ nhà xác, sau hai năm đấu tranh pháp lý của cơ quan giám sát bảo vệ môi trường.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm