![]() |
Điểm mới trong dự thảo Luật là ưu tiên phát triển công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số. Ảnh: Adobe Stock. |
Ngành công nghiệp công nghệ số đã được Trung ương Đảng xác định là một trong những nền tảng chiến lược của cuộc cách mạng chuyển đổi số quốc gia.
Tính đến năm 2024, ngành này dự kiến đạt tổng doanh thu 152 tỷ USD, tăng 35,7% so với năm 2019. Trong đó, giá trị Việt Nam đóng góp chiếm 31,8%, tăng đáng kể so với mức 21,35% vào năm 2019. Số lượng nhân lực toàn ngành đạt 1,67 triệu người, tăng 67% so với năm 2019, với 54.500 doanh nghiệp đang hoạt động.
Việt Nam hiện có 5 sản phẩm công nghiệp công nghệ số thuộc top đầu thế giới, bao gồm xuất khẩu điện thoại thông minh, linh kiện máy tính, thiết bị máy tính, linh kiện điện tử và gia công phần mềm.
Do đó, ngày 30/11, Quốc hội đã thảo luận dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (Luật CNCNS) tại kỳ họp thứ 8, khóa XV. Luật này sẽ hỗ trợ việc xây dựng nền kinh tế số và xã hội số, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam thông qua các quy định về nghiên cứu, phát triển, xây dựng hạ tầng, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực.
Điểm mới trong dự thảo Luật là ưu tiên phát triển công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và tài sản số. Về công nghiệp bán dẫn, đây là lĩnh vực mang tính chiến lược với khả năng tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghệ khác.
Thay vì sử dụng thuật ngữ “vi mạch bán dẫn” như trước đây, dự thảo đã mở rộng thành “công nghiệp bán dẫn” để đảm bảo tính bao quát và phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành. Chính phủ sẽ xây dựng các chính sách cụ thể để thúc đẩy lĩnh vực này trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo cũng được xem là công nghệ cốt lõi và được chú trọng trong dự thảo luật. Các nguyên tắc phát triển AI bao gồm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, không phân biệt đối xử, bảo vệ quyền riêng tư và thúc đẩy hợp tác quốc tế. AI phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc của con người, đồng thời đảm bảo an ninh, bảo mật và khả năng quản lý rủi ro trong các ứng dụng thực tiễn.
Dự thảo luật cũng lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tài sản số và tài sản mã hóa. Chúng là tài sản vô hình thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được pháp luật bảo hộ như quyền sở hữu tài sản truyền thống. Dự thảo Luật đề xuất cơ chế quản lý tài sản số theo nguyên tắc bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và an toàn thông tin, đồng thời hỗ trợ phát triển bền vững.
Dự thảo Luật cũng đưa ra cơ chế thử nghiệm cho các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số mới. Cơ chế này cho phép thử nghiệm trong phạm vi giới hạn về thời gian và không gian, đảm bảo rủi ro thấp đối với người dùng và thị trường, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sáng tạo. Kết quả thử nghiệm sẽ là cơ sở để đưa sản phẩm vào ứng dụng chính thức và hoàn thiện khung pháp lý.
Chính sách ưu đãi trong dự thảo Luật CNCNS tập trung vào hỗ trợ các dự án đặc biệt trong các lĩnh vực như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, phần mềm, trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ số. Các chính sách này sẽ được thiết kế đồng bộ với các luật hiện hành như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Đầu tư, nhằm bảo đảm tính nhất quán và tránh trùng lặp trong hệ thống pháp luật.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.
Số liệu mới nhất của IDC cho thấy Huawei đã thay thế Apple trở thành thương hiệu có thiết bị đeo tay hàng đầu thế giới, bất chấp những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.
Tắt sóng 2G, Nvidia vào Việt Nam là các sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024
Các sự kiện công nghệ tiêu biểu tại Việt Nam trong năm 2024 chủ yếu liên quan lĩnh vực viễn thông, bán dẫn và chuyển đổi số.
Web cá độ làm loạn khung chat trận Việt Nam-Singapore
Trận đấu có hơn 2 triệu người theo dõi ở YouTube, liên tục được các tài khoản web cá độ ủng hộ số tiền lớn gây chú ý, quảng cáo cờ bạc.