Lực lượng cứu hộ tại hiện trường vụ rơi máy bay ở Nepal. Ảnh: AP. |
Oshin, 24 tuổi, nằm trong số 70 người thiệt mạng sau khi chiếc máy bay 9N-ANC ATR-72 của Yeti Airlines, chở theo 72 người, rơi ở thành phố Pokhara, miền Trung Nepal hôm 15/1, NDTV đưa tin.
Gia đình cô đang chuẩn bị kỷ niệm lễ hội Maghe Sankranti tại nhà nghe được tin tức về vụ máy bay rơi. Mohan Ale Magar, một quân nhân Ấn Độ đã nghỉ hưu, nhớ lại rằng ông đã khuyên con gái mình đừng đi làm vào ngày đặc biệt đó.
Tuy nhiên, cô vẫn khăng khăng sẽ ăn mừng lễ hội sau khi hoàn thành hai chuyến bay vào ngày định mệnh này, ông Mohan nói với báo Republica.
Cô Oshin đã làm việc với Yeti Airlines được hai năm. Cô chuyển đến sống ở Kathmandu sau khi bắt đầu công việc này và cũng đã mời cha mẹ đến ở cùng trong sáu tháng qua, nguồn tin cho biết.
Cha và mẹ của cô đã đến Pokhara để nhận dạng thi thể con gái họ. Chồng của tiếp viên xấu số này hiện ở Anh.
Tổng cộng có 68 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay gặp nạn này. Cảnh sát cho biết chiếc máy bay ATR 72 đã lao thẳng xuống một hẻm núi dốc đứng, vỡ thành nhiều mảnh và bốc cháy khi đến gần trung tâm thành phố Pokhara hôm 15/1.
Đây là vụ tai nạn nghiêm trọng nhất ở Nepal kể từ năm 1992, khi toàn bộ 167 người trên máy bay của hãng hàng không quốc tế Pakistan thiệt mạng khi nó đâm vào một ngọn đồi.
Ngành hàng không của Nepal trong nhiều năm đã trở thành mối lo ngại vì thiếu an toàn do không được đào tạo và bảo trì đầy đủ. Liên minh châu Âu đã cấm tất cả hãng hàng không của Nepal vào không phận của họ vì lo ngại về an toàn.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.