Hiện tượng cây xanh bị chết khô, mục ruỗng xuất hiện ngày càng nhiều tại các tuyến phố trung tâm của Hà Nội. Những cây xanh có tuổi đời hàng chục năm dù bị chặt hết cành, phần gốc mục ruỗng vẫn chưa được xử lý và có nguy cơ đổ, ảnh hưởng đến an toàn của người dân. |
Tại khu vực phố Thể Giao (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một cây xanh đã chết khô từ nhiều năm nhưng vẫn chưa được di dời. Bà Nguyễn Thị Hải (người dân sống quanh khu vực) cho biết cây khô chết nhiều năm không được xử lý nên tình trạng mục ruỗng ngày càng trầm trọng. “Sau khi cây chết đã được cắt phần ngọn, nhưng một nửa thân cây vẫn ở đây khiến chúng tôi rất lo lắng”, bà Hải nói. |
Phần gốc bị mục ruỗng và có côn trùng làm tổ, thậm chí bay vào trong phòng ngủ của người dân. “Cách đây vài ngày, vợ chồng tôi bị mẩn ngứa do côn trùng đốt. Đã nhiều lần tôi báo cáo đến chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”, bà Hải cho biết thêm. |
Theo phản ánh của người dân, trên tuyến phố Thể Giao còn có nhiều cành cây to bị khô héo, lơ lửng ở độ cao hơn 10 m vài tháng nay nhưng vẫn chưa được xử lý. |
Không chỉ tồn tại tình trạng cây bị chết khô chưa được xử lý, nhiều cây xanh tại các tuyến đường như Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng bị bộ cọc bó sát vào thân cây gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. |
Hệ thống cột chống bằng sắt cao 2 m được dựng lên với mục đích giúp cây phát triển theo chiều thẳng đứng, nhưng sau thời gian lại trở thành vật cản trở và làm thương tổn tới thân cây. |
Thân cây xuất hiện các vết thương hở do cọ xát với khung sắt thời gian dài. |
Tình trạng này cũng xảy ra với những hàng cây 2 bên đường Phạm Văn Đồng khi những chiếc vòng sắt đã ôm sát thân cây, chưa được nới lỏng trong khi những cây xanh này vẫn đang phát triển hàng ngày. |
Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội
Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.
Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.