Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loạt ảnh ấn tượng về vũ trụ đầu năm 2021

Hình ảnh chụp từ kính viễn vọng, tàu thăm dò vũ trụ mang đến góc nhìn mới lạ về không gian ngoài Trái Đất và Hệ Mặt Trời.

Anh vu tru an tuong anh 1

Hình ảnh từ kính viễn vọng Hubble chụp dải tinh vân của một tiền sao (protostar - ngôi sao mới hình thành) di chuyển với vận tốc rất nhanh, còn gọi là thiên thể Herbig-Haro. Vật thể được hình thành do khí bắn ra từ tiền sao va chạm với không gian xung quanh, tạo ra vụ nổ rực rỡ với nhiều màu sắc.

Anh vu tru an tuong anh 2

Hình ảnh 360 độ được chụp bởi tàu thăm dò Perseverance sau khi đáp xuống Hỏa tinh vào ngày 18/2. Địa điểm hạ cánh của Perseverance còn gọi là Octavia E. Butler, theo tên nhà văn khoa học viễn tưởng người Mỹ. Cách nơi đáp tàu vài km là miệng núi lửa Jezero. Các nhà khoa học cho rằng hàng tỷ năm trước, vị trí này chứa rất nhiều nước từ một con sông chảy ra hồ.

Anh vu tru an tuong anh 3

Vào tháng 3, hình ảnh hố đen nằm ở trung tâm thiên hà Messier 87, cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng được vẽ thêm từ trường vào vòng vật chất phát sáng xung quanh. Dữ liệu được thu thập từ kính thiên văn và xử lý ánh sáng phân cực, cho thấy hoạt động của từ trường quanh hố đen.

Anh vu tru an tuong anh 4

Với hình dạng giống mắt, thiên hà xoắn ốc NGC4826, cách Trái Đất 17 triệu năm ánh sáng, còn được gọi là “mắt ác” hay “mắt đen”. Điểm độc đáo của NGC4826 là khí ở gần trung tâm thiên hà xoay theo một hướng, còn khí ở xa trung tâm xoay ở hướng ngược lại. Giả thuyết cho rằng đây là kết quả khi 2 thiên hà va chạm nhau, tạo ra NGC4826. Phần khí tối bên ngoài thiên hà khiến người ta gọi nó là “mắt đen”.

Anh vu tru an tuong anh 5

Hình ảnh cồn cát xanh trên Hỏa tinh được chụp bằng THEMIS (Thermal Emission Imaging System), camera hồng ngoại của tàu quỹ đạo Odyssey. Theo NASA, bức ảnh này được chỉnh màu dựa trên nhiệt độ cồn cát. Màu vàng cam tượng trưng cho khu vực cồn cát ấm, màu xanh thể hiện khu vực có nhiệt độ thấp hơn.

Anh vu tru an tuong anh 6

Tàu vũ trụ Juno được NASA chế tạo với sứ mệnh khám phá Mộc tinh. Hình ảnh được chụp bởi Juno và xử lý bởi nhà khoa học Tanya Oleksuik cho thấy những cơn bão xoáy tròn đặc trưng của Mộc tinh. Khí quyển của hành tinh này được bao bọc bởi hydro và heli nên các cơn bão liên tục xảy ra, cơn bão lớn nhất đã hoạt động trong 100 năm, kích thước gấp đôi Trái Đất.

Anh vu tru an tuong anh 7

Parker là tàu thăm dò Mặt Trời của NASA. Đây là bức ảnh Kim tinh được Parker chụp trên đường đến Mặt Trời. Những vùng tối trên bề mặt hành tinh này là một phần của cao nguyên Aphrodite Terra, trải dài khoảng 2/3 hành tinh với rất nhiều dung nham đang chảy. Những vệt sáng trên Kim tinh có thể là bụi được Mặt Trời chiếu sáng, hoặc bụi bám vào camera của Parker.

Anh vu tru an tuong anh 8

Khoảnh khắc tàu thăm dò Perseverance được thiết bị bay phản lực thả dây cáp để hạ cánh xuống Hỏa tinh. Khi bánh xe của tàu thăm dò chạm đất, những sợi dây được cắt đi để hoàn tất việc hạ cánh, bắt đầu sứ mệnh khám phá nguồn gốc sự sống trên "hành tinh đỏ" của Perseverance.

Anh vu tru an tuong anh 9

Tinh vân Veil là tàn tích của vụ nổ siêu tân tinh lớn (supernova - quá trình kết thúc vòng đời của một ngôi sao già), có thể nhìn thấy từ Trái Đất trong điều kiện thích hợp bằng ống nhòm. Ảnh chụp Veil từ kính viễn vọng Hubble sử dụng 5 bộ lọc để nhìn thấy một phần các mảng khí ion tạo nên hình dạng của tinh vân. Kích thước ước tính của Veil là 130 năm ánh sáng, rộng hơn Hệ Mặt Trời khoảng 100 lần.

Một ngày của các phi hành gia trên trạm vũ trụ Một ngày của phi hành gia trên trạm ISS thường kéo dài từ 6-9h30. Sau khi sinh hoạt cá nhân trong môi trường không trọng lực, họ phải cập nhật tin tức và hoàn thành các nghiên cứu.

Tàu vũ trụ của Elon Musk suýt va chạm vật thể lạ

Vật thể lạ được Mỹ cảnh báo có khả năng va chạm với tàu Crew Dragon trên đường đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Tiểu hành tinh rộng 304 m sẽ bay sát Trái Đất vào năm 2029

Năm 2029, tiểu hành tinh 99942 Apophis sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách gần, có thể không va chạm.

Nghich ly sieu chip cua Google hinh anh

Nghịch lý siêu chip của Google

0

Chip Willow có thể thực hiện công việc mà các siêu máy tính hàng đầu hiện nay phải mất 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nó vẫn chưa có ứng dụng thực tế nào.

Phúc Thịnh

Ảnh: NASA

Bạn có thể quan tâm