Cuộc tập trận diễn ra với mục đích kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như ứng phó trong một cuộc tấn công bằng vũ khí hủy diệt lớn.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc tập trận này của Trung Quốc:
Thành phần chính tham gia vào tình huống tập trận bị tấn công hóa học này là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc sản xuất. Theo một số nguồn tin, hệ thống này sao chép lại từ hệ thống phòng không tầm xa S-300 của Nga bán cho Trung Quốc trong những năm 1990. |
Trong kịch bản này, các nhân viên điều khiển của hệ thống phòng không HQ-9 được trang bị áo quần và mặt nạ dưỡng khí sẽ tiến hành các thao tác vận hành hệ thống phòng không HQ-9 trong điều kiện chất độc hóa học đang bao trùm xe phóng và các thiết bị liên quan. |
Trong lúc các nhân viên điều khiển hệ thống phòng không HQ-9 đang vận hành chiến đấu, các binh lính phòng hóa tiến hành kiểm tra mức độ ô nhiễm cũng như nhanh chóng khử độc môi trường xung quanh. HQ-9 hiện là thành phần chủ chốt trong năng lực phòng không tầm xa của Trung Quốc với phạm vi tác chiến từ 150 đến 200 km. |
Binh lính phòng hóa sẽ đánh dấu các vị trí bị ô nhiễm nặng cần được xử lý trước nhằm ngăn chặn sự phát tán rộng hơn của vũ khí hóa học, giải phóng mặt bằng đưa khu vực bị tấn công trở lại trạng thái bình thường. |
Radar điều khiển hỏa lực của hệ thống phòng không HQ-9 được bao bọc kỹ nhằm giảm thiểu tác động của vũ khí hóa học lên các thiết bị điện tử bên trong. Đây là thành phần rất quan trọng trong việc duy trì khả năng tấn công đáp trả trong điều kiện bị tấn công hóa học. Nếu radar không hoạt động được do tác động của vũ khí hóa học thì khả năng tấn công đáp trả gần như bằng 0. |
Cuộc tập trận phòng hóa trong bối cảnh thông tin về vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria đang làm nóng chính trường thế giới. Điều đó cho thấy Trung Quốc rất cảnh giác với những kiểu tấn công tương tự trong tương lai. Kết quả của cuộc tập trận sẽ giúp đánh giá khả năng hoạt động của HQ-9 trong điều kiện bị tấn công hóa học qua đó có những cải tiến cần thiết cho tương lai. |