Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lộ diện hình hài cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc

Một cuộc triển lãm vũ khí quốc phòng cấp quốc gia của Trung Quốc hé lộ thông tin về mô hình biên chế, tổ chức của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.

Lộ diện hình hài cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc

 

Một cuộc triển lãm vũ khí quốc phòng cấp quốc gia của Trung Quốc hé lộ thông tin về mô hình biên chế, tổ chức của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.

Tổ chức, biên chế biên đội tàu sân bay Liêu Ninh

Tờ Tin sớm Vũ Hán số ra ngày 30/09/2012 đưa tin, triển lãm vũ khí quốc phòng Trung Quốc diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 14/10 chính thức khai mạc tại công viên Bảo Lợi, tiểu khu Cửu Lý, khu vực hồ phía Nam Hồng Sơn – thành phố Vũ Hán – tỉnh Hồ Bắc.

Trong số các loại vũ khí, trang bị được trưng bày, có hai loại được người xem đặc biệt chú ý, đó là chiếc máy bay J-10 thật với đầy đủ trang bị (riêng vũ khí được trưng bày dạng mẫu vật) và mô hình biên đội tác chiến thuộc nhóm tàu hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh (1).

Tàu sân bay Liêu Ninh trong lễ quốc khánh Trung Quốc.

Khu vực trung tâm triển lãm trưng bày mô hình tàu sân bay Liêu Ninh và biên đội tàu tác chiến của nó, được giới thiệu là có trình độ tổ chức mang tính khoa học rất cao.

Theo thuyết minh của triển lãm, biên đội có khả năng công – thủ toàn diện với đa nhiệm vụ: chống ngầm, chống hạm, phòng không và tấn công đối đất.

Mô hình này thể hiện tàu sân bay Liêu Ninh có khoảng 50 máy bay chiến đấu các loại là hạt nhân của biên đội.

Ngoài ra, nhóm tàu tác chiến gồm có:

Một tàu khu trục tên lửa được chú thích là “đới đao hộ vệ”, chịu trách nhiệm phòng không biên đội;
Một tàu cao tốc tên lửa tàng hình
Một tàu ngầm hạt nhân chiến lược
Một tàu ngầm tên lửa đạn đạo động cơ thông thường
Ba tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu thông tin – bổ trợ;

Nếu so với mô hình cụm tàu sân bay chiến đấu xung kích mẫu mực của Mỹ (*), có thể thấy, điểm khác biệt duy nhất của mô hình Trung Quốc là một tàu cao tốc tên lửa tàng hình. Đây là một vấn đề đáng lưu ý vì hiện tàu cao tốc hiện đại nhất của Trung Quốc thuộc Type 022 chỉ sử dụng vào mục đích tuần tiễu, phòng thủ ven bờ.

Tuy tính năng cơ động và tàng hình cao cùng với vũ khí tấn công mạnh nhưng lượng giãn nước rất thấp (220 tấn), phạm vi tác chiến hẹp. Sự khác biệt chỉ là một con tàu nhưng có thể đây là một sự thay đổi trong tư duy tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc so với các cường quốc hải quân khác.

Ngoài ra, Trung Quốc đang triển khai thử nghiệm tàu ba thân, là xu hướng phát triển “thời thượng” của các cường quốc hải quân thế giới.

Loại tàu này có hình dạng tương tự tàu ba thân Triton của hải quân Anh, lượng giãn nước lớn gấp ba lần lớp Type 022 đang biên chế, sử dụng hệ thống động lực kiểu phản thủy lực giống tàu tuần tiễu ven bờ cao tốc ba thân LCS-2 Independence của Mỹ.

Dự kiến khoảng 10 năm nữa, thiết kế này mới được đưa vào phục vụ trong biên chế hải quân. Đây cũng là khoảng thời gian tàu sân bay cơ bản hoàn thành các khả năng tác chiến khác.

Rất có thể, đây chính là chiếc tàu cao tốc tên lửa tàng hình nằm trong biên chế biên đội tàu sân bay Liêu Ninh trong tương lai.

Tàu 3 thân Bắc Cứu 143 đang được thử nghiệm.

Khi nào biên đội tàu sân bay Trung Quốc có khả năng tác chiến?

Có thể khẳng định, hàng không mẫu hạm không thể đơn độc tác chiến.

Ngoài khả năng mang số lượng lớn máy bay chiến đấu và một số loại có chức năng bảo vệ như: máy bay dự cảnh, tác chiến điện tử, trinh sát chống ngầm…, nó không thể tự đảm nhiệm chức năng phòng không, chống ngầm, đối hải và đối đất. Vì vậy, biên đội tàu hộ tống có vai trò hết sức quan trọng.

Khi một tàu sân bay mới ra đời, thường lực lượng máy bay và tàu hộ tống nó phải mất hàng chục năm mới hình thành được năng lực chiến đấu thật sự.

Trước hết, hai bộ phận này cần phải huấn luyện chiến, kỹ thuật nội bộ nhóm, từng bước hình thành tư tưởng và phương pháp tác chiến.

Giai đoạn này thường diễn ra dài nhất, trong đó chỉ riêng việc huấn luyện cất, hạ cánh máy bay, mỗi phi công đã cần tới vài ba năm thao luyện trên mặt đất rồi mới tiếp tục huấn luyện trên tàu sân bay.

Sau giai đoạn 1, hai nhóm chiến thuật này bước vào giai đoạn 2 là quá trình huấn luyện phối hợp, hiệp đồng, phân chia nhiệm vụ tác chiến với nhóm khác và căn cứ bờ. Cả hai giai đoạn này chỉ được bắt đầu khi điều kiện cần là các máy bay và tàu chiến đã được chuẩn bị sẵn cho công tác huấn luyện.

Hiện nhóm tàu tác chiến của Trung Quốc cơ bản có thể triển khai được, vấn đề nan giải nhất của họ là tiêm kích hạm.

Tiêm kích bom J-15 – sản phẩm của tập đoàn công nghệ Thẩm Dương, phiên bản “nhái” Su-33 của Nga mới có vài mô hình thử nghiệm bay, chưa hoàn thiện về tính năng mặt đất chứ đừng nói đến khả năng tác chiến trên biển.

Hình ảnh được cho là tiêm kích hạm J-15 tập luyện bài "touch and go" (chạm bánh trên mặt boong và bay) trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Họ cũng mới xây dựng xong các cơ sở huấn luyện phi công, nhưng số lượng máy bay huấn luyện chưa đủ, giai đoạn huấn luyện trên mặt đất mới manh nha hình thành, thời gian để các phi công bắt đầu bay tập trên tàu sân bay không dưới 5 năm nữa.

Khoảng thời gian này cũng có thể đủ để Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo được nguyên liệu công nghệ cao để sản xuất thêm cáp hãm đà cho tiêm kích hạm.

Sau khoảng thời gian 2-3 năm huấn luyện trên hạm, J-15 lại tiếp tục phải khắc phục các tính năng khiếm khuyết mà khi bay tập trên mặt đất chưa thấy xuất hiện nhưng khi vào huấn luyện thực sự trên biển mới bộc lộ ra. Sau quá trình này, J-15 mới thực sự là một chiếc tiêm kích hạm đúng nghĩa của nó.

Chỉ tính riêng giai đoạn 1, hải quân Trung Quốc đã cần tới khoảng 10 năm, như vậy để hình thành năng lực tác chiến thực sự ít nhất là 15 năm nữa. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc sẽ triển khai đóng mới ít nhất 2 tàu sân bay, mô hình biên đội tàu sân bay được triển lãm tại Vũ Hán có lẽ sẽ được triển khai cho tương lai, việc Trung Quốc tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh chỉ đơn thuần sử dụng vào công tác huấn luyện tác chiến là hoàn toàn có cơ sở.

(1) Tại triển lãm lần này J-10 được trưng bày với 11 giá treo vũ khí với 13 loại vũ khí khác nhau.

Người xem cũng được giới thiệu chi tiết từng loại vũ khí J-10 sử dụng, trong đó đáng chú ý là: hai tên lửa không đối không PL-8, bốn tên lửa không đối không SD-10 (biến thể xuất khẩu loại tên lửa không đối không PL-12 và có tính năng tiêm cận nguyên bản), hai bom điều khiển bằng laser LT-2.

Các loại bom và tên lửa này được giới thiệu thuộc loại vũ khí có tính năng tiên tiến trên thế giới.

(2) Mô hình nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ và Pháp thuộc dạng chuẩn mực nhất trên thế giới. 

Nòng cốt của nhóm tàu hộ vệ tàu sân bay Mỹ gồm:

Hai tới bốn tuần dương hạm lớp Ticonderoga hoặc là khu trục hạm lớp Arleigh Burke có nhiệm vụ phòng không;
Một tàu hộ vệ chống ngầm lớp Perry;
Hai tàu ngầm hạt nhân tấn công;
Một tàu thông tin – chi viện cỡ lớn;

Nhóm tác chiến của tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp có kết cấu tương tự, gồm:

Một tàu khu trục tên lửa phòng không;
Một tàu khu trục tên lửa chống ngầm;
Một tàu hộ vệ đa năng;
Một tàu ngầm hạt nhân tấn công ;
Một tàu thông tin – bổ trợ;

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm