Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên minh bán dẫn Mỹ đe dọa tham vọng chip của Trung Quốc

TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới - gia nhập Liên minh Bán dẫn Mỹ (SIAC), tổ chức bao gồm 65 công ty hàng đầu trong chuỗi giá trị giá bán dẫn toàn cầu.

Theo South China Morning, các thành viên của SIAC là những tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ như Apple, Microsoft, Google và Intel. Nhưng đồng thời tổ chức này cũng bao gồm các doanh nghiệp lớn của châu Á và châu Âu như TSMC và MediaTek (Đài Loan), Samsung Electronics và SK Hynix (Hàn Quốc) và hay ASML (Hà Lan).

SIAC khẳng định sứ mệnh của tổ chức này là phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để hỗ trợ nền kinh tế, hạ tầng và an ninh quốc gia Mỹ. SIAC kêu gọi các nghị sĩ Quốc hội Mỹ ủng hộ dự luật Chips for America của Tổng thống Joe Biden. Với dự luật này, Nhà Trắng muốn chi 50 tỷ USD để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ.

Các nhà phân tích nhận định liên minh này cho thấy ảnh hưởng của Mỹ đối với chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. SIAC cũng sẽ là "hòn đáng tảng" cản trở chiến lược phát triển ngành công nghệ chip của Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ.

Chuyên gia Alex Capri thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận định: "Tham vọng tự chủ trong ngành công nghiệp chip của Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn do Mỹ tăng cường nỗ lực bảo vệ công nghệ và chuỗi giá trị bán dẫn".

cuoc chien chip my trung anh 1

TSMC là nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới. Ảnh: Bloomberg.

Theo chuyên gia Capri, việc TSMC tăng cường đầu tư và sản xuất chip siêu nhỏ 3 và 5 nm tại các nhà máy ở Mỹ sẽ gây sức ép lớn lên Trung Quốc. Bởi TSMC không sản xuất chip tiên tiến tại Trung Quốc.

Tháng trước, TSMC xác nhận sẽ đầu tư 2,9 tỷ USD để mở rộng nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà máy này sử dụng công nghệ chip 28 nm, khá lạc hậu so với với công nghệ của nhà máy TSMC ở Arizona (Mỹ).

Nhà phân tích Stewart Randall của hãng tư vấn Intralink cho rằng việc TSMC tham gia vào liên minh chất bán dẫn của Mỹ là "hợp lý". "Trung Quốc không có một liên minh nào để tập hợp các công ty trên khắp thế giới lại với nhau", ông khẳng định.

Trung Quốc đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ ở hầu hết quá trình sản xuất chip. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc chưa có nhiều bước tiến đáng kể. Ngay cả SMIC - nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc - cũng không đủ khả năng sản xuất loại chip 14 nm hoặc tiên tiến hơn trên quy mô lớn.

Trung Quốc tụt hậu, Mỹ đối đầu châu Á trong cuộc chiến chất bán dẫn

Đài Loan và Hàn Quốc chiếm lĩnh khoảng 70% thị trường sản xuất chất bán dẫn thế giới. Trước mối đe dọa nguồn cung chip toàn cầu lệ thuộc vào châu Á, Mỹ không thể ngồi yên.

Không tự chủ công nghệ chip, Trung Quốc chỉ có thể nhờ vả Mỹ

Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ chip Mỹ và khó có thể phát triển thành công ngành công nghiệp bán dẫn nội địa.

Bùi Ngọc

Bạn có thể quan tâm