Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lịch sử lật đổ tổng thống đẫm máu ở Ai Cập

Từ khi nước Cộng hòa Ai Cập ra đời (1953), có tất cả 5 vị tổng thống và 4 vị đã bị phế truất bằng các biện pháp vũ lực.

Lịch sử lật đổ tổng thống đẫm máu ở Ai Cập

Từ khi nước Cộng hòa Ai Cập ra đời (1953), có tất cả 5 vị tổng thống và 4 vị đã bị phế truất bằng các biện pháp vũ lực.

Từ khi nền Cộng hòa ra đời ngày 18/6/1953 tới nay, số phận các nhà lãnh đạo đất nước có 5.000 năm lịch sử này, vẫn được phương Tây ví von là hậu duệ của Hoàng Đế - Pharaoh ngày xưa.

Từ đầu thế kỷ 16, Ai Cập lệ thuộc vào sức mạnh của đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp theo là vòng xoáy của hai ông trùm Anh, Pháp. Đất nước được độc lập từ năm 1922 nhưng vẫn lệ thuộc nhiều vào chính quyền và quân đội Anh. Phải đến năm 1953, quốc gia này mới có quyền độc lập thực sự. Từ đó đến nay, các nhà lãnh đạo Ai Cập, dù có số phận khác nhau nhưng đều nắm trong tay quyền lực to lớn, không khác gì các vị Pharaohs trước đây.

Muhamad Naguib

Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Ai Cập là Tướng Muhamad Naguib sinh ngày 20/12/1901, qua đời 29/8/1984. Ông làm tổng thống có hơn 1 năm rưỡi (18/6/1953 – 14/12/1954). Bố của Naguib là người Ai Cập, mẹ là người Sudan, khi đó thuộc Ai Cập.

Được người cha hướng theo con vào binh nghiệp, Naguib dần trở thành một trong những thủ lĩnh của nhóm “Sĩ quan tự do”. Với sự ủng hộ của làn sóng xóa bỏ ách phong kiến, quân đội Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Naguib chấm dứt sự thống trị của vương triều phụ thuộc, vào ngày 18/6/1953.

Naguib trở thành tổng thống đầu tiên của chính thể cộng hòa, nhưng rồi bị lật đổ ngay sau đó không lâu, bởi chính người phó của ông: Gamal Abdel Nasser. May mắn là ông giữ được tính mạng. Ông qua đời 30 năm sau. Đám tang của ông có sự tham dự của tổng thổng khi đó là Hosni Mubarak.

Mohammad Anwar El – Sadat

Mohammad Anwar El – Sadat trở thành tổng thống thứ 3 của đất nước Ai Cập. Ông sinh ngày 25/12/1918 (cùng tuổi Nasser) và cũng là nhân vật nòng cốt trong nhóm “Sĩ quan tự do” như hai tổng thống Naguib và Nasser.

Trong 11 năm cầm quyền, bản thân ông cùng với sức ép của Mỹ, đã thay đổi nhiều cả về chính trị và kinh tế, rõ ràng nhất là từ bỏ chủ nghĩa Nasser, thay bằng cải cách Infitah kêu gọi đầu tư mạnh từ bên ngoài.

Ba năm sau ngày nắm quyền, năm 1973 nổ ra chiến tranh Ả Rập – Israel (từ ngày 6-25/10) mà nòng cốt phái Ả Rập là Ai Cập, Syria nhằm giành lại những vùng đất đã mất năm 1967. Địa vị của Sadat lên cao, nhưng đến năm 1979 uy tín ông suy giảm nhiều vì tiến hành đàm phán riêng rẽ với Israel để có Hiệp định hòa bình Ai Cập – Israel không được sự đồng tình của nhiều nước Ả Rập khác. Thậm chí, Ai cập còn bị tước quyền thành viên Ả Rập nhiều năm.

Tại lễ duyệt binh hàng năm ở Thủ đô Cairo (ngày 6/10/1981), bất thần một thiết giáp quay 90 độ về các quan khách và xả súng lên khán đài. El Sadat thiệt mạng cùng 10 người khác. Trong số những người bị thương hôm đó, có 2 người nổi tiếng của Ai Cập sau này, một là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros Boutros - Ghali và người còn lại là Hosni Mubarak, Tổng thống thứ 4 của Ai Cập.

Hosni Mubarak

Mubarak cầm quyền liên tục 30 năm, qua 5 nhiệm kỳ, cho đến lúc phải ra đi, là người nắm quyền lâu nhất.

Ông sinh ngày 4/5/1928 kém Nasser và Sadat 10 tuổi, từ chức ngày 11/2/2011. Cũng như các bậc tiền nhiệm, ông phục vụ trong quân đội, từng là quan chức cấp cao không quân. Ông đã giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến Yom Kippur (chiến tranh Arab – Israel năm 1973), đã tháp tùng Sadat ký hiệp định đình chiến với Israel 1978 ở trại David (Mỹ).

Ông có quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong 30 năm cầm quyền, ông để lại một “di sản” khó khăn cho đất nước. Trước cái gọi là “cách mạng hoa nhài” (ở Ai Cập còn gọi riêng là “cách mạng hoa sen”), ông Mubarak nắm quyền lực tuyệt đối ở Ai Cập. Ông còn có kế hoạch đưa con trai mình vào vị trí kế vị. Cùng với sự bùng phát của phong trào chính trị “mùa xuân Ả Rập”, đó dường như là giọt nước tràn ly cho sự bất bình của người dân và chính giới quân đội ở Ai Cập khiến Tổng thổng Mubarak thân bại danh liệt.

Sau cuộc “cách mạng hoa nhài”, ông Mubarak bị giam giữ và nhiều lần đưa ra tòa án xét xử tội tham nhũng và sử dụng bạo lực chống lại người biểu tình bằng xe y tế. Ông phải đối mặt với bản án cao nhất: tử hình. Các phiên xét xử ông thường bị gián đoạn do vấn đề sức khỏe của cựu tổng thống đầy quyền lực này. Tới nay, khi “cách mạng hoa nhài” đã chuyển sang giai đoạn mới khi Tổng thống Morsi vừa bị lật đổ, số phận của ông Mubarak chưa được định đoạt.

Mohamed Morsi

Tổng thống Mohamed Morsi là người thay thế ông Hosni Mubarak sau biến cố chính trị “mùa xuân Ả Rập”. Ông là một chính trị gia Ai Cập không thân phe quân sự đầu tiên sau nhiều thập kỷ ở đất nước này. Ông suất thân từ phong trào chính trị của tổ chức Anh em Hồi giáo và trở thành Tổng thống Ai Cập từ sau cuộc bỏ phiếu diễn ra hồi tháng 6/2012.

Anh em Hồi giáo, xuất hiện công khai kể từ năm 2011, trước đó, tổ chức này bị cấm dưới thời Hosni Mubarak.

Sau hơn một năm cầm quyền ở đất nước đầy bất ổn này, ông bị phe đối lập và một bộ phận không nhỏ dân chúng phản đối do điều hành kinh tế kém và những biểu hiện lạm dụng quyền lực khi tìm cách đưa thêm nhiều nhân vật thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo vào chính quyền.

Ngày 30/6, một cuộc biểu tình chống đối chính quyền của Tổng thống Morsi nổ ra với sự tham gia của hàng triệu người. Yêu sách của họ là ông Morsi phải từ chức. Ngay sau đó, quân đội Ai Cập đưa ra tối hậu thư buộc ông Morsi phải “đáp ứng yêu sách” của người biểu tình. Đồng thời, một số quan chức trong Chính phủ Ai Cập đã từ chức gây thêm khó khăn cho ông Morsi. Dù vậy, ông này vẫn kiên quyết không từ bỏ vị trí dân tới việc ông bị lật đổ.

Gamal Abdel Nasser

 

Abdel Nasser, tổng thống thứ 2 của Ai Cập và là tổng thống duy nhất cho đến ngày nay không bị lật đổ bằng vũ lực. Ông là kiến trúc sư của nhóm “Sĩ quan tự do” Nasser (1918-1970), người "kế vị" Naguib, làm tổng thống từ 1954-1970. Quãng thời gian làm tổng thống 14 năm, đến khi qua đời, đã mang đến những thay đổi lớn trên đất nước Ai Cập.

Chính ông là người thấy được vai trò to lớn của kênh đào Suez nếu Nhà nước nắm nó trong tay chứ không phải các nhà tư bản nước ngoài nên quyết định quốc hữu hóa.

Con kênh đào nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải dài hơn 160km, rộng 120m, nước sâu hơn 16m, lưu thông được tàu có lượng giãn nước 15 vạn tấn. Hàng đoàn tàu ngày đêm tấp nập qua lại với tốc độ gần 10 dặm/giờ, là con đường thủy ngắn nhất từ Á sang Âu và ngược lại (giảm 50% quãng đường). Rõ ràng kênh không chỉ có ý nghĩa về giao thông, thương mại, kinh tế mà còn cả quân sự, đối ngoại.

Năm 1956, Anh, Pháp hậu thuẫn Israel mở cuộc chiến tranh chống lại việ quốc hữu hóa kênh nhưng dưới sức ép của quốc tế, đăc biệt từ Mỹ và Liên Xô, 3 nước gây chiến phải ngừng bắn và lui quân. Tổng thống Nasser trở thành người hùng không chỉ riêng Ai Cập mà là của toàn thế giới Arab.

Về nội trị, ông tiến hành cải cách ở đồng ruộng, xây đập Aswan (với sự giúp đỡ của 2 vạn kỹ sư, công nhân Liên Xô), công nghiệp hóa đất nước. Sự nghiệp ngừng lại bất ngờ, khi ông qua đời lúc 52 tuổi.

An Dương

Theo Infonet

An Dương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm