Theo dữ liệu theo dõi máy bay từ Flightradar24.com, chiếc máy bay đã 15 tuổi và “được trang bị một bộ phát đáp cũ với dữ liệu không đáng tin cậy”, AP đưa tin.
Chiếc máy bay trước đây được hãng hàng không Kingfisher Airlines của Ấn Độ và Nok Air của Thái Lan khai thác trước khi Yeti tiếp quản nó vào năm 2019, theo hồ sơ trên Airfleets.net.
Loại máy bay ATR 72 đã được các hãng hàng không trên khắp thế giới sử dụng cho các chuyến bay ngắn trong khu vực.
Được giới thiệu vào cuối những năm 1980 như là sản phẩm hợp tác của Pháp và Italy, mẫu máy bay này đã liên quan đến một số vụ tai nạn chết người trong những năm qua.
Tại Đài Loan, hai vụ tai nạn liên quan đến máy bay ATR 72-500 và ATR 72-600 xảy ra cách nhau chỉ vài tháng.
Vào tháng 7/2014, chiếc máy bay ATR 72-500 của TransAsia đã bị rơi khi cố gắng hạ cánh xuống quần đảo Bành Hồ nằm giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Vụ tai nạn khiến 48 người trên máy bay thiệt mạng.
Một chiếc ATR 72-600 do cùng hãng hàng không Đài Loan vận hành đã bị rơi ngay sau khi cất cánh ở Đài Bắc vào tháng 2/2015, sau khi một trong các động cơ bị hỏng và động cơ thứ hai bị tắt, dường như do nhầm lẫn.
Trong một video quay lại vụ tai nạn năm 2015, chiếc máy bay đâm vào một chiếc taxi, khiến 43 người thiệt mạng và buộc các nhà chức trách phải tạm dừng hoạt động tất cả máy bay ATR 72 đã đăng ký của Đài Loan trong một thời gian. TransAsia đã ngừng tất cả chuyến bay vào năm 2016 và sau đó ngừng hoạt động.
Phát ngôn viên Sudarshan Bartaula của Yeti Airlines - hãng hàng không vận hành chiếc máy bay gặp nạn ở Peru hôm 15/1 - cho biết họ có một phi đội gồm 6 máy bay ATR72-500.
Nepal, quê hương của 8 trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới, bao gồm cả đỉnh Everest, từng xảy ra nhiều vụ tai nạn máy bay.
Theo cơ sở dữ liệu An toàn Hàng không của Tổ chức An toàn Chuyến bay, đã có 42 vụ tai nạn máy bay chết người ở Nepal kể từ năm 1946.
Vụ việc hôm 15/1 là vụ tai nạn máy bay chết người nhiều nhất ở Nepal kể từ năm 1992. Năm đó, toàn bộ 167 người trên chiếc máy bay của hãng hàng không quốc tế Pakistan thiệt mạng khi đâm vào một ngọn đồi trong lúc cố gắng hạ cánh ở Kathmandu.
Liên minh châu Âu đã cấm các hãng hàng không từ Nepal bay vào khối 27 quốc gia kể từ năm 2013, viện dẫn các tiêu chuẩn an toàn yếu kém.
Năm 2017, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế đã trích dẫn những cải tiến trong lĩnh vực hàng không của Nepal, nhưng EU vẫn tiếp tục yêu cầu cải cách hành chính.
Quốc gia nằm trên dãy Himalaya này cũng có một số đường băng xa xôi và phức tạp nhất thế giới, với những đỉnh núi cao và vực sâu gây thách thức ngay cả đối với những phi công lão luyện.
Các nhà khai thác máy bay cho biết Nepal thiếu cơ sở hạ tầng để dự báo thời tiết chính xác, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa với địa hình đồi núi hiểm trở, nơi từng xảy ra các vụ tai nạn chết người trong quá khứ.
Hồi tháng 5/2022, tất cả 22 người trên máy bay của hãng Nepal Tara Air đã thiệt mạng vì bị rơi sau khi mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu, không lâu sau khi chiếc máy bay cất cánh từ Pokhara.
Vào tháng 3/2018, một máy bay của US-Bangla Airlines rơi gần sân bay quốc tế Kathmandu, khiến 51 người thiệt mạng.
Pokhara - nơi xảy ra vụ rơi máy bay ngày 15/1 - là cửa ngõ vào Annapurna Circuit, một đường mòn đi bộ đường dài nổi tiếng ở dãy Himalaya. Sân bay quốc tế mới của thành phố mới bắt đầu hoạt động cách đây hai tuần.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.