Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ vật tam sinh trong nghi thức tế lễ là gì?

Lễ vật tam sinh - ba con vật dùng làm lễ tế thần: bò hoặc trâu, heo, dê và các loại bánh, cũng có thể đơn giản là trứng, thịt, cá.

Trong tín ngưỡng dân gian, việc kính thần ở đình, đền, miếu trong tháng Giêng là tập quán lâu đời của người Việt. Trong dân gian, người ta thờ người lập ra làng - thành hoàng - ở đình, thờ những anh hùng dân tộc hay danh nhân ở đền, ở miếu. Những đấng được thờ ấy cũng là người bình thường nhưng đã sống và phụng sự tích cực cho tha nhân.

Đó là những người kiểu mẫu mà người Việt muốn mình và con cháu được giống như thế. Do vậy, việc kính nhớ những người có công với làng nước mang tính giáo dục cộng đồng rất cao. Nghi thức tế lễ có khác với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ vật chính thường là tam sinh (ba con vật dùng làm lễ tế thần: ngưu (bò hoặc trâu), thỉ (heo), dương (dê) và các loại bánh. Tam sinh còn có thể đơn giản là , ngư, thỉ. Nếu không có cá thì có thể thay bằng tôm hay cua, nếu không có gà thì thay bằng trứng. Trong đó, kê thuộc vùng Trời (phủ Thiên), ngư thuộc miền nước (phủ Thủy), thỉ thuộc miền đất (phủ Thổ). Đó là tam phủ, ba miền sinh sống của con người và vạn vật.

Tin nguong van hoa anh 1

Ảnh minh họa: FB Ốc Xinh.

Trái, trà rượu. Nghi lễ có tuần hương, tuần rượu, đọc văn tế, tuần trà, dâng lễ vật, đốt văn tế. Ý xin trong khi tế lễ thường là cầu phúc, tránh tai họa, ngăn ngừa tà ma, yêu quái.

- Trích trong Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính trích ở Đông Dương Tạp Chí (1913-1914), mục XII. Tứ thời tiết lạp, triệt 1. Tết Nguyên đán (Nhà sách Khai Trí in lại năm 1973): “Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê thì các xóm tế giao thừa tại nơi điếm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành-khiển1, coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới”.

Việc cúng giao thừa theo tín ngưỡng dân gian có hai lễ: lễ cúng Giao thừa, còn gọi là cúng Trời, ngoài trời và lễ cúng Gia tiên trong nhà sau Giao thừa. Hiện nay người ta có thể gộp hai lễ thành một.

Điều này rất có ý nghĩa. Hiện nay, đâu đó trên mạng Internet có cách chiết tự từ gia đình, theo tiếng Anh: FAMILY. Đó là: Father And Mother I Love You. Vậy FAMILY được chiết tự với nghĩa là con yêu cha mẹ, thật là thú vị. Thế nhưng khi chiết tự nghĩa của từ gia đình của tiếng Việt thì ý nghĩa của nó còn trên cả tuyệt vời, bởi lẽ nó hàm chứa cả nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt.

+ Theo ngữ nghĩa, gia là nhà cửa. Về mặt chiết tự, gia là danh từ, thuộc bộ miên (nhà sâu) đi với chữ thỉ (con heo / lợn). Lý giải 1: Dưới mái nhà (miên) có đặt con heo (thỉ) để cúng tế. Ngày xưa, dân thường không được lập tông miếu, chỉ được thờ ở nhà và ở mồ.

Nguyễn Hạnh/ NXB Trẻ

SÁCH HAY