Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh: Người dân Ném Thượng lên tiếng

Hầu hết người dân trong làng Ném Thượng - nơi tổ chức - đều mong muốn lễ hội tiếp tục diễn ra theo truyền thống, để mang lại may mắn, lộc đầu năm cho tất cả mọi người.

Không khuyến khích lễ hội 'man rợ' như lễ hội chém lợn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích những lễ hội mang tính bạo lực, dã man, man rợ như lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.

Chém lợn – lễ hội truyền thống

Lễ hội này bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai.

Lễ hội tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới.

Ông Trần Văn Đức (Trưởng thôn Ném Thượng, Khắc Niệm Bắc Ninh) cho hay: “Từ năm 1999 đến nay mọi công việc trong lễ hội an toàn, tiết kiệm, nhân dân phấn khởi. Chưa có trường hợp nào xảy ra tai nạn hoặc mất an toàn. Từ đời cụ kỵ xa xưa đã có theo sự tích này, không ai bịa ra nên dân người ta cứ làm theo truyền thống”.

Lệ hội chém lợn diễn ra hàng năm ở làng Ném Thượng, Khắc Niệm, Bắc Ninh.
Lệ hội chém lợn diễn ra hàng năm ở làng Ném Thượng, Khắc Niệm, Bắc Ninh.

Năm nào cũng vậy, vào hai ngày lễ hội, khách thập phương kéo về đây rất đông, trẻ con thường không len vào xem được.

“Chúng tôi còn có hàng rào kẽm an ninh nên không tự tiện tham gia được chỉ có người trong ban tổ chức mới được chứng kiến tận mắt. Thực tế, có người trong làng lâu năm hay các cháu lớp 11, 12 còn chưa được nhìn tận mắt chém lợn là như thế nào” – ông Nguyễn Đình Lợi (62 tuổi, trưởng ban Mặt trận, chi hội trưởng người cao tuổi phố Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh) chia sẻ.

Kêu gọi chấm dứt lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh

Tổ chức Động vật châu Á cho rằng nên chấm dứt lễ hội chém lợn vì gây tác động tiêu cực về nhiều mặt, làm ảnh hưởng tới tâm lý của người chứng kiến và tác động tới ngành du lịch VN.

Lễ hội diễn ra trong hai ngày, sáng mùng 5, gia đình “ông Đám, bà Đám” sẽ mời dân làng đến nhà ăn cỗ. Ông Đám, Bà Đám là gia đình chịu trách nhiệm nuôi lợn tế (ông ỉn). Người dân đến ăn thì mừng tiền như mừng đám cưới. “ông ỉn” trước khi đi được tắm rửa sạch sẽ và không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ ăn bánh kẹo của người dân cho đến khi hành lễ. Tầm 15h bắt đầu làm lễ ở nhà, 16 thì bắt đầu rước “ông ỉn” đi.

Trong hội có tổ chức nấu xôi thi, gà luộc sẵn. Đội tế nam thì đợi sẵn trong đình, xôi gà được bê vào làm lễ. 4 giờ tổ ba bàn 12 con giáp thuộc khung tuổi quy định từ 38-50 tuổi (tính cả tuổi mụ) sẽ tham gia rước “ông ỉn” từ nhà “ông Đám, bà Đám” về.

Sáng mùng 6 “ông ỉn” được rước vòng quanh làng trong một xe cũi có người đẩy. Đi qua nhà dân thì mỗi người mừng “ông” mấy đồng lấy may. “Ông đám, bà đám” đội lễ đi theo. Đúng 12h mới bắt đầu khai đao. Mỗi mùa lễ hội có 2 “ông ỉn” được đem ra tế lễ.

Sân đình nơi diễn ra lễ hội.
Sân đình nơi diễn ra lễ hội.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Tiếp (48 tuổi, người chịu trách nhiệm nuôi “ông ỉn”), “ông ỉn” bắt đầu nuôi từ ngày 158 âm lịch. Năm nay chọn khó lắm, phải đi bao nhiêu nơi mới tìm được một con ưng ý bên nhà cô cháu. Yêu cầu của “ông ỉn” phải là đực, trắng tuyền, không được có một đốm nào trên người. Tai phải to, mặt phải đẹp mà phải dài lợn nữa. Mỗi năm có 2 người đồng niên hợp tuổi chịu trách nhiệm nuôi”.

Yêu cầu cho gia đình nuôi “ông ỉn” phải là gia đình hạnh phúc, con cái đầy đủ, có cả mẹ cả cha. Nhưng mấy năm đổ lại đây, do các cụ nhiều người không thọ nên tập tục gia đình nuôi không cần còn đủ cả cha cả mẹ nữa. Đồng niên nuôi phải chọn theo tuổi 50 (tính cả tuổi mụ). Ví dụ năm nay sinh năm 66 được phép nuôi thì năm sau là sinh năm 67. Người cầm đao chém thì lại kém 1 tuổi là 48, thường là khỏe mạnh.

Phép vua thua lệ làng

Tổ chức Động vật Châu Á ngày 27/1/2015 đã phát động chiến dịch gây ảnh hưởng tới cộng đồng cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng ban hành luật chấm dứt Lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, nhưng hầu hết dân làng lại không đồng tình với lệnh cấm này.

“Dân ở đây người ta đề nghị “phép vua thua lệ làng”. Tục lệ này có từ bao nhiêu đời nay rồi mà lại cấm chém thì dân ai cũng phản đối. Tôi vẫn muốn tiếp tục nghi lễ truyền thống này. Lễ hội năm nào cũng đông, tôi lấy chồng về đây lâu lắm rồi mà chưa bao giờ được nhìn thấy cảnh chém lợn cả. Nhưng là tục lệ của làng, không tổ chức thì buồn lắm”- Bà Nguyễn Thị Hương (50 tuổi, làng Ném Thượng) tâm sự.

Ông Nguyễn Đình Lợi  - Chi hội trưởng người cao tuổi phố Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh)
Ông Nguyễn Đình Lợi - Chi hội trưởng người cao tuổi phố Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh) hy vọng lễ hội sẽ tiếp tục được diễn ra.

Theo ông Lợi: “Lễ hội truyền thống của địa phương, tôi là người tiền nhiệm để duy trì lễ hội truyền thống này. Tôi đã hỏi ý kiến của người dân trong làng, tất cả vẫn muốn giữ gìn lễ hội này. Lãnh đạo địa phương vẫn tiếp tục duy trì lễ hội, chỉ thay đổi tiết mục khai đao chém lợn bằng việc đem lợn vào phía hậu cung để giết mổ và làm cỗ ngọc tế thánh. 

Bây giờ thì không chém ở giữa sân đình nữa rồi. Về cá nhân tôi, cũng như số đông người dân ở đây vẫn ủng hộ cho lễ hội truyền thống này. Tôi không muốn nét văn hóa vùng miền này bị mai một theo thời gian”.

Lễ hội hiến tế gây tranh cãi: 'Nếu thấy dã man thì đừng xem'

“Không có bất cứ lễ hội nào là lễ hội “man rợ”. Chỉ có những người không hiểu về lễ hội mới nghĩ vậy", GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, nói.

http://laodong.com.vn/van-hoa/le-hoi-chem-lon-o-bac-ninh-nguoi-dan-lang-nem-thuong-len-tieng-293236.bld

Theo Trần Oanh-Hải Yến/Lao động

Bạn có thể quan tâm