Xe chở tên lửa JL2 - tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm - của Trung Quốc tại lễ diễu binh. Ảnh: Reuters. |
Trong tài liệu công bố hôm 30/11 có tên Sự phát triển Quân sự và An ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mỹ cho biết Trung Quốc đang sở hữu 400 đầu đạn.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay Bắc Kinh có ít nhất 200 đầu đạn, trong báo cáo tương tự cách đây hai năm, Nikkei Asia đưa tin.
Báo cáo mới nhất của Mỹ dự báo Trung Quốc sẽ đạt 700 đầu đạn vào năm 2027, và 1.500 đầu đạn vào năm 2035.
Trong khi đó, với hiệp ước New START được ký kết giữa Nga và Mỹ, Washington có thể sở hữu tối đa 1.550 đầu đạn được triển khai từ "bộ ba hạt nhân", gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược.
Địa điểm nghi là nơi xây dựng hầm phóng tên lửa ở thành phố Ngọc Môn, Trung Quốc, được che phủ hồi tháng 7/2021. Ảnh: Planet Labs. |
Chính quyền Joe Biden đã thúc giục Trung Quốc tham gia đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng Bắc Kinh đã từ chối, cho rằng họ vẫn xếp sau Mỹ và Nga về năng lực hạt nhân.
Báo cáo hôm 29/11 cho biết Trung Quốc tiếp tục xây dựng ít nhất 300 hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa vào năm 2021, và có khả năng nước này đang phát triển và triển khai thêm nhiều tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có khả năng bay tới lãnh thổ Mỹ.
Trong khi đó, tại cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz đầu tháng 11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng cộng đồng quốc tế nên cùng phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, ủng hộ việc không được sử dụng vũ khí hạt nhân và không được tiến hành chiến tranh hạt nhân, Al Jazeera cho hay.
Sự bùng nổ của Trung Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc”. Cuốn sách được kết cấu thành 2 phần, bắt đầu với việc phác thảo bối cảnh lịch sử diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này.