Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lào đề nghị bán điện cho Việt Nam giá từ 6,95 cent/kWh

Hiện, giá điện mua từ Lào đến năm 2025 là 6,95 cent/kWh, nhưng khung giá sau năm 2025 chưa có. Thủ tướng Lào đề nghị giá bán cho Việt Nam sẽ không thấp hơn mức giá hiện tại.

Trong chuyến công tác tại Viêng Chăn (Lào), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng cho biết Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký kết 19 thỏa thuận mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư để mua điện từ 26 nhà máy thủy điện tại Lào bán điện về Việt Nam, với tổng công suất 2.689 MW, đạt 89,6% công suất mua bán điện theo cam kết đến năm 2025 (3.000 MW).

"Hiện, EVN cũng đã hoàn thành nghiên cứu, dự thảo khung giá và đang gửi xin ý kiến Hội đồng thành viên EVN thông qua trước khi báo cáo Bộ Công Thương. Sau khi có báo cáo chính thức của EVN, Bộ Công Thương sẽ thẩm định và báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Dự kiến đầu quý II năm nay, khung giá mua điện từ Lào sau 2025 sẽ chính thức được ban hành", ông Diên nói.

Hiện, giá điện mua từ Lào đến 2025 là 6,95 cent/kWh (khoảng 1.700 đồng/kWh), nhưng khung giá sau năm 2025 chưa có. Thủ tướng Lào nhấn mạnh phía Lào sẽ đôn đốc, giám sát các dự án để đảm bảo tiến độ cũng như công suất đã ký giữa hai nước trước đó.

Thủ tướng Lào cũng đề nghị phía Việt Nam sớm ban hành khung giá mua điện từ Lào sau 2025 và mức giá sẽ không thấp hơn thời điểm trước 2025 là 6,95 cent/kWh.

Trong lĩnh vực khoáng sản, nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên liệu của Việt Nam rất lớn. Trong giai đoạn 2025- 2030, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu than khoảng 60-100 triệu tấn/năm.

"Tuy nhiên hiện nay, giá than của Lào vẫn còn cao, do vậy, cần tìm các giải pháp để hạ giá thành bán than từ Lào về Việt Nam, giá than Lào ít nhất phải bằng giá thế giới mới có thể cạnh tranh được", Bộ trưởng Công Thương nhìn nhận.

Song song đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chia sẻ với Thủ tướng Sonexay Siphandone các giải pháp giải quyết một số vấn đề liên quan các nhà máy thủy điện Xekaman 1 và 3; các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam, đặc biệt là qua các cửa khẩu, tới các cảng tại Việt Nam...

Dự báo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng gấp đôi, ông Diên cho biết Bộ Công Thương Việt Nam và Năng lượng, Mỏ Lào sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng hai nước cho phép tăng công suất nhập khẩu điện về Việt Nam lên 5.000 MW vào 2025.

Theo Quy hoạch điện VIII và Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Lào năm 2019, tổng công suất nguồn điện từ Lào bán về Việt Nam giai đoạn 2020-2025 tối thiểu là 3.000 MW và giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 5.000 MW.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Tiêu thụ điện ở TP.HCM cao chưa từng có

Giữa nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cao nhất tại TP.HCM đã đạt tới 96,89 triệu kWh/ngày dù chỉ mới đầu tháng 4.

Việt Nam có thể nhập khoảng 5.000-8.000 MW điện từ Lào

Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam sẽ nhập khẩu điện từ Lào khoảng 5.000-8.000 MW để đảm bảo cung ứng điện trong nước và tận dụng tiềm năng nguồn điện của nước bạn.

Vì sao nhiều dự án điện khí LNG vẫn ì ạch?

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các dự án điện khí LNG đều gặp vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa ký được hợp đồng PPA để chủ đầu tư thu xếp vốn.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm