Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao nhiều dự án điện khí LNG vẫn ì ạch?

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các dự án điện khí LNG đều gặp vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa ký được hợp đồng PPA để chủ đầu tư thu xếp vốn.

Bồn chứa LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) đầu tiên tại Việt Nam được PV GAS đầu tư. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tại cuộc họp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí của Bộ Công Thương mới đây, ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết theo Quy hoạch điện VIII, sẽ có 23 dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030.

Trong đó có 10 dự án sử dụng khí trong nước và 13 dự án điện sử dụng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng).

Đến nay, 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW); các dự án đang xây dựng là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 (tổng công suất 1.624 MW) và Nhà máy điện LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 1.200 MW).

Các dự án nhà máy điện sử dụng khí trong nước đều đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

3 dự án chưa tìm được chủ đầu tư

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự án Ô Môn II công suất 1.050 MW đã phê duyệt quyết định đầu tư, còn dự án Ô Môn IV đang trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh.

Trong số các nhà máy điện sử dụng LNG, hiện còn 3 dự án chưa lựa chọn được chủ đầu tư là Nghi Sơn, Cà Ná, Quỳnh Lập (riêng dự án Nghi Sơn đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư). Các nhà máy điện còn lại đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Một số dự án đã trình báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tới Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản gửi các chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hồ sơ FS như Sơn Mỹ I, II, Quảng Ninh, Hải Lăng giai đoạn 1.

Dự án LNG Bạc Liêu và LNG Long An (I và II) đã được thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư. Các dự án đang đàm phán Hợp đồng PPA (hợp đồng mua bán điện giữa bên mua điện và bên bán điện) với EVN gồm Nhơn Trạch 3 và 4, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn II, Bạc Liêu.

du an dien khi LNG anh 1

Trong tương lai, các dự án điện chủ yếu phải dùng nhiên liệu là LNG trong bối cảnh tiềm năng thủy điện đã hết, nhiệt điện phải dừng phát triển. Ảnh: Quỳnh Danh.

Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030 gồm các dự án điện trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án này là 6.634 MW.

Còn nhiều vướng mắc

Các dự án điện LNG từ lúc có quy hoạch đến khi vận hành thường mất 8-10 năm, thậm chí lâu hơn. Việc chậm tiến độ các nguồn điện, đặc biệt chậm phát triển nguồn điện nền như LNG có thể làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư và địa phương có dự án, lãnh đạo Cục này nhìn nhận trong quá trình triển khai các dự án điện khí đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng PPA, bảo lãnh Chính phủ và cơ chế mua LNG.

Trong quá trình triển khai các dự án điện khí đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng PPA, bảo lãnh Chính phủ và cơ chế mua LNG.

Ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Cụ thể, đa số chủ đầu tư trong nước yêu cầu trong hợp đồng PPA cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn ổn định hoặc bao tiêu khí; chuyển ngang cam kết sản lượng mua khí từ hợp đồng mua khí sang hợp đồng mua điện; chuyển ngang giá khí sang giá điện, điều kiện bất khả kháng...

"Đặc biệt, một số quy định của Luật Đấu thầu chưa phù hợp với đặc thù và thông lệ kinh doanh LNG quốc tế. Do vậy, cần phải có quy định về việc mua LNG cho các dự án nhà máy điện LNG phù hợp với thông lệ quốc tế", ông Tô Xuân Bảo đánh giá.

Theo ông, nhiều dự án chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán Hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện (Lô B, Cá Voi Xanh) còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận từ nhiều năm nay, cơ chế đối với phát triển các dự án điện khí (bao gồm khí tự nhiên và khí hóa lỏng) vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.000 MW điện khí.

Trước đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài về việc cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn, Bộ trưởng gợi ý EVN nghiên cứu và báo cáo cụ thể cho Chính phủ. Trong đó nêu rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và trình Chính phủ xem xét cơ chế, chủ trương để tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII.

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Lộ diện nhà đầu tư siêu dự án LNG 2,5 tỷ USD tại Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý chủ trương nghiên cứu, đầu tư xây dựng Nhà máy điện LNG và Trung tâm kho cảng LNG tại khu kinh tế Vũng Áng với tổng vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng.

Giải bài toán giá LNG thế nào để các dự án không giậm chân tại chỗ?

Chính sách giá phát điện bằng nguồn LNG cần được cụ thể hóa một cách rõ ràng, giúp các nhà đầu tư cảm thấy hài hòa lợi ích, thúc đẩy phát triển các dự án.

Dự án nhiệt điện LNG có là lời giải cho bài toán thiếu điện?

Trong tương lai, các dự án điện chủ yếu phải dùng nhiên liệu là LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) trong bối cảnh tiềm năng thủy điện đã hết, nhiệt điện phải dừng phát triển.

Gia vang kho tang tuan toi hinh anh

Giá vàng khó tăng tuần tới

0

Biến động của giá vàng thế giới sẽ tác động trực tiếp tới giá vàng trong nước. Trong cuộc khảo sát mới nhất, các chuyên gia Phố Wall dự báo giá kim quý sẽ đi ngang tuần tới.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm