“Rất vui được gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 5/2 viết trên Twitter, theo Reuters. “Chúng tôi đã trao đổi về Covid-19 và việc cần có nỗ lực tích cực trong chiến dịch vaccine để tiêm chủng 70% người dân toàn cầu”.
“Chúng tôi cũng trao đổi về việc cần có sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong vấn đề nguồn gốc Covid-19 dựa trên khoa học và chứng cứ”, ông Tedros bổ sung.
Năm 2021, WHO đã lập Nhóm cố vấn khoa học về nguồn gốc mầm bệnh mới (SAGO) và kêu gọi Trung Quốc cung cấp dữ liệu thô để trợ giúp trong các cuộc điều tra mới. Trung Quốc đã từ chối trên căn cứ luật về quyền riêng tư.
Nguồn gốc của Covid-19 từ trước tới nay vẫn là chủ đề gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây.
Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc virus nCoV bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm đặc biệt tại thành phố Vũ Hán, nơi đầu tiên phát hiện Covid-19 vào cuối năm 2019.
Một nghiên cứu chung của WHO và Trung Quốc được công bố năm 2021 đã gần như loại bỏ giả thuyết Covid-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm. Theo nghiên cứu, khả năng lớn nhất là Covid-19 lây sang người một cách tự nhiên, có thể là qua mua bán động vật hoang dã.
Trước việc một báo cáo tình báo đã được giải mật của Mỹ cho biết nCoV có khả năng bắt nguồn từ phòng thí nghiệm, Trung Quốc vào năm 2021 cho rằng báo cáo này là không khoa học và không đáng tin cậy.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 90 triệu ca nhiễm đã được báo cáo kể từ khi biến chủng Omicron lần đầu tiên được xác định cách đây 10 tuần.
WHO: Trung Quốc phải chia sẻ thêm dữ liệu về nguồn gốc virus
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 20/12 kêu gọi Trung Quốc phải sớm cung cấp dữ liệu và thông tin liên quan đến nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, theo Reuters.
Cư dân California giữa bão lửa: 'Cảm giác như ngày tận thế'
Giữa lúc các đám cháy vẫn đang hoành hành, một số cư dân Los Angeles mở lòng chia sẻ về câu chuyện đi sơ tán, tổ ấm bị lửa thiêu rụi và sống trong cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng.