Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

WHO: Trung Quốc phải chia sẻ thêm dữ liệu về nguồn gốc virus

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 20/12 kêu gọi Trung Quốc phải sớm cung cấp dữ liệu và thông tin liên quan đến nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, theo Reuters.

"Chúng ta cần tiếp tục (điều tra) cho đến khi chúng ta biết được nguồn gốc (của virus). Chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa và nên học hỏi từ những gì đã xảy ra để (chuẩn bị) tốt hơn cho tương lai", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.

Người đứng đầu WHO cũng cảnh báo thế giới đã chứng kiến "nhiều thất bại" trong đại dịch Covid-19 do thiếu các quy tắc hoặc nghĩa vụ theo Quy định Y tế Quốc tế 2005 của WHO.

nguon goc virus Covid-19 anh 1

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.

Trước đó, hôm 24/11, nhóm chuyên gia mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới đã bắt đầu quá trình tái điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2.

“Việc chính trị hóa nguồn gốc của virus corona đã trở thành một rào cản nghiêm trọng đối với quá trình khoa học nhằm tìm hiểu nguồn gốc của loại virus này. Điều đó khiến cả thế giới gặp rủi ro. Mục đích của nhóm này là đưa sự tập trung quay trở lại khoa học, một cách toàn diện", ông Tedros nói.

Đã hai năm trôi qua kể từ khi virus SARS-CoV-2 được cho là bắt đầu lây sang người. Điều này sẽ khiến các nhà khoa học khó lần ra manh mối về nguồn gốc virus hơn.

Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ Avril Haines cho biết hàng chục nhà phân tích từng tập trung điều tra hai giả thuyết: Virus truyền từ động vật sang người và virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Nhưng cho đến nay, cộng đồng tình báo Mỹ vẫn không thể tìm ra nguồn gốc virus Covid-19.

Giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán, hiện là trung tâm tranh cãi, đã làm trầm trọng thêm quan hệ vốn không bình yên giữa Mỹ và Trung Quốc. Bắc Kinh vẫn kiên quyết phủ nhận, và nhóm chuyên gia WHO ban đầu cũng bác bỏ giả thuyết này.

Sau cuộc điều tra tại Vũ Hán, Trung Quốc đã từ chối những yêu cầu nghiên cứu sâu hơn, bao gồm khả năng rà soát phòng thí nghiệm. Trong khi đó, các quốc gia khác, cùng với Mỹ, tiếp tục kêu gọi một cuộc điều tra về tất cả giả thuyết.

Tổng giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus từng kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn, ông cho biết tiếp cận dữ liệu đã là một vấn đề ngay từ khi dịch bệnh bùng phát. Trung Quốc sau đó bác bỏ cáo buộc này của người đứng đầu WHO.

Trong khi nhóm chuyên gia của WHO (Sago) bắt đầu quá trình tái điều tra nguồn gốc virus, chưa có gì bảo đảm các thành viên của Sago có thể đặt chân đến Trung Quốc, hay tiếp cận các dữ liệu cần thiết ở nước này.

Ông Pedro Villarreal, chuyên gia tại Viện Luật so sánh Max Planck, cảnh báo luôn có rủi ro những cuộc đàm phán giữa WHO và Trung Quốc sẽ rơi vào bế tắc. WHO về cơ bản không có cách nào để gây sức ép lên Trung Quốc, ngoài đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc, nơi Bắc Kinh nắm một ghế ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an.

Omicron trở thành chủng thống trị ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 21/12 cho biết Omicron hiện là biến chủng phổ biến nhất tại nước này.

WHO đưa ra cảnh báo mới về biến chủng Omicron

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 20/12 cảnh báo biến chủng Omicron đang lây lan nhanh hơn biến chủng Delta, theo Reuters.

Minh An

Bạn có thể quan tâm