Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãnh đạo ĐH Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey được lựa chọn làm chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright. Từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam, ông Kerrey cho biết "cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể".

Ông Kerrey là một cựu lính đặc nhiệm SEALs của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ông từng là thượng nghị sĩ của bang Nebraska và là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992.

Chu tich hoi dong quan tri dai hoc Fulbright anh 1

Bob Kerrey trong Lễ trao quyết định thành lập Đại học Fullbright Việt Nam ngày 25/5. Ảnh: Thanh Tùng

Trong email trả lời Zing.vn hôm 29/5, ông Bob Kerrey viết: “Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”

"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”

Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng liên quan một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.

Chu tich hoi dong quan tri dai hoc Fulbright anh 2

Bob Kerrey hồi còn trong lực lượng Seals của hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Politico

Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey nhận trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người nào.

Không là tù nhân của quá khứ

“Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright” - ông Kerrey chia sẻ với Zing.vn hôm 29/5.

Trong bài viết chung với Ngoại trưởng John Kerry và thượng nghị sĩ John McCain trên New York Times, ông Bob Kerrey chia sẻ niềm "tự hào về những đóng góp của mình trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Quá trình khôi phục ấy hết sức gian nan và cần sự hợp tác - một nỗ lực Hà Nội vẫn đang duy trì."

“Câu chuyện hai nước là bài học cho cả thế giới, rằng trái tim có thể thay đổi, khi ta từ chối làm tù nhân của quá khứ, rằng hòa bình tốt hơn chiến tranh", Tổng thống Obama phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam. 

John Kerry và hành trình của Đại học Fulbright

Giữa năm 1990, TNS trẻ John Kerry đi cùng với hai cô con gái đang học phổ thông tới thăm VN. Ý tưởng về hợp tác giáo dục để thúc đẩy quan hệ đến với ông từ chuyến thăm đó.

Ông Kerry chứng kiến trao quyết định thành lập ĐH Fulbright

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa chứng kiến lễ trao quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam, dự án mà từ lâu ông đã ủng hộ.

Thanh Tuấn

Bạn có thể quan tâm